Mỹ tháo lui, bỏ mặc người Kurd trước họng súng Thổ Nhĩ Kỳ
Hoa Kỳ đã bỏ mặc số phận những người Kurd, đồng minh lâu đời trong cuộc chiến Syria. Tổng thống Recep Erdogan, sau cuộc hội đàm với Donald Trump, tuyên bố về việc rút quân đội Mỹ khỏi vùng đất Syria do người Kurd kiểm soát, cho phép Thổ Nhĩ Kỳ triển khai chiến dịch "chống khủng bố" quy mô lớn.
Tại sao Washington nhượng bộ trong thương lượng với Ankara và Nga nên ứng phó với sự leo thang quân sự trong khu vực như thế nào?
"Donald Trump đang mở đường cho hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria", Financial Times đã giải thích kết quả của cuộc hội thoại giữa tổng thống Mỹ và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Erdogan sau cuộc trò chuyện đã thông báo rằng Hoa Kỳ đã bắt đầu rút quân đội khỏi các khu vực phía bắc Syria. Do đó, người Mỹ đã cho người Thổ Nhĩ Kỳ toàn quyền hành động trong khu vực được gọi là khu vực an ninh, mà Ankara dự định sẽ tạo ra ở phía Đông Bắc Syria.
Bản thân ông Trump cũng nói rằng Hoa Kỳ cần chấm dứt "các cuộc chiến tranh vô tận vô lý" ở Syria và đưa quân đội về nước. "Hoa Kỳ nên chỉ ở Syria trong 30 ngày. Đó là nhiều năm trước. Nhưng chúng tôi đã ở lại (Syria), tiếp tục tiến sâu hơn vào cuộc chiến mà không có mục tiêu", TT Trump đã viết trên Twitter của mình như vậy..
Thổ Nhĩ Kỳ, với tất cả những khát vọng tăng cường lãnh thổ của Erdogan, không thực sự tuyên bố ý định sáp nhập bất kỳ phần nào của miền bắc Syria.
Nhưng "an ninh", được nói đến ở Ankara, ngụ ý sự tấn công của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và kiểm soát các vùng lãnh thổ biên giới - TT Erdogan trước đó đã tuyên bố rằng quân đội đã sẵn sàng tiến lên bất cứ lúc nào.
"Chúng tôi sẽ tiến đến (phía bắc Syria) vì mối đe dọa khủng bố là không thể chấp nhận được đối với chúng tôi", ông Erdogan tuyên bố.
Quân đội Mỹ đã bỏ mặc đồng minh Kurd.
Nếu Washington thực sự kiềm chế sự hiện diện của mình trong khu vực này, thì điều này "sẽ đặt câu hỏi về số phận của các đồng minh người Kurd" của Mỹ, hãng truyền hình Al-Jazeera bình luận.
Một nguồn tin của Reuters cho biết: một phát ngôn viên của Hoa Kỳ đã nói với Lực lượng dân chủ Syria (SDF) do người Kurd đứng đầu rằng quân đội Mỹ sẽ không còn bảo vệ người Kurd khỏi các cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ nữa.
Việc xác nhận về điều này có thể được coi là tuyên bố của lãnh đạo SDS: "Bất chấp những nỗ lực từ phía chúng tôi, để tránh sự leo thang quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ ... Hoa Kỳ đã rút quân khỏi các vùng lãnh thổ giáp với Thổ Nhĩ Kỳ". Cuối cùng, văn bản xác nhận đến từ Nhà Trắng.
"Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm tiến lên phía trước với hoạt động được lên kế hoạch từ lâu ở miền bắc Syria. Các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ sẽ không hỗ trợ hoặc tham gia vào hoạt động này và các lực lượng Hoa Kỳ sẽ không còn ở địa phận lân cận đó nữa", hãng thông tấn TASS dẫn lời Stephan Grisham - Thư ký báo chí của TT Trump.
Tất cả điều này sẽ khiến người Kurd Syria rơi vào tình huống đụng độ trực tiếp với người Thổ Nhĩ Kỳ, đại diện của SDF Mustafa Bali cho biết.
Cuối cùng, vào ngày 1 tháng 10 năm nay, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ dự định hành động độc lập về vấn đề tạo ra vùng an toàn ở phía đông sông Firat ở Syria, vì đã không đạt được kết quả mong muốn trong các cuộc đàm phán với phía Mỹ.
Phương án hiện diện chung Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ rõ ràng không phù hợp với Ankara. Erdogan thường đưa ra những tuyên bố khá cứng rắn.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chỉ tríc Mỹ kích liệt: "Ý tưởng về việc tiến hành các cuộc tuần tra trên bộ và trên không chung với Mỹ ở Syria đang trì hoãn việc thực hiện kế hoạch tạo ra một khu vực an toàn"; Thổ Nhĩ Kỳ "chán ngấy với những lời hứa và chịu đựng trong một thời gian dài".
Trước đó, Erdogan đã trực tiếp tuyên bố rằng: "Ankara không có ý định nhắm mắt làm ngơ trước việc Hoa Kỳ hỗ trợ những kẻ khủng bố".
Trên thực tế, người Mỹ thực sự không hề coi Các đơn vị Bảo vệ nhân dân người Kurd ở Syria (YPG) là một tổ chức khủng bố bởi lẽ bắt đầu từ năm 2015, các cố vấn quân sự Mỹ đã huấn luyện các đội quân người Kurd đồng thời Hoa Kỳ đã cung cấp vũ khí cho SDF.
Nhờ sự hỗ trợ đặc biệt quan trọng của người Mỹ, người Kurd và các đồng minh của họ từ phe đối lập vũ trang thế tục Ả rập đã nắm quyền kiểm soát hầu hết các vùng lãnh thổ phía đông sông Euphrates: từ Manbij ở tỉnh Aleppo đến biên giới với Iraq. Hơn nữa người Kurd Iraq tự trị, nằm ở phía bên kia biên giới, cũng là một đối tác từ lâu của Hoa Kỳ.
Georgy Asatryan, một chuyên gia tại Hội đồng đối ngoại Nga, một nhà Đông phương học, đã nói với tờ báo VZGLYAD (Quan điểm) như sau:
Lực lượng SDF do người Kurd đứng đầu khi còn mặn nồng với Mỹ.
"Bản thân tôi đã nói chuyện với người Kurd, bao gồm cả thủ lĩnh của người Kurd miền Bắc Syria Salih Muslim. Người Kurd bây giờ, tất nhiên, trong tình trạng khó khăn, bị Mỹ xúc phạm và đang cố gắng tìm kiếm đối tác mới. Gần đây, chúng tôi cũng đã đến thăm Nga".
"Từ phía Mỹ, đây là một động thái tốt. Giống như, làm bất cứ điều gì bạn muốn, đặc biệt bây giờ bạn thân thiện với người Nga, bạn nên mua vũ khí từ họ, vì vậy, hãy thoát ra ngoài", Aleksey Malashenko, giám đốc nghiên cứu của Viện "Đối thoại văn minh" đã chỉ rõ trong một bài bình luận cho VZGLYAD.
Theo ông, Hoa Kỳ đã ủng hộ người Kurd một thời gian, nhưng tại một thời điểm xác định họ ngừng làm việc đó và phủi tay.
Con bài S-400 giúp TT Erdogan trên cơ TT Trump
Một luận cứ bổ sung có lợi cho Erdogan rất có thể là việc củng cố quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trên trường quốc tế và ở khu vực Trung Đông tăng lên khi mua các hệ thống S-400 của Nga, TT Vladimir Putin tuyên bố vào đầu tháng 9.
Vào cuối tháng đó, Ankara đã công bố thời điểm triển khai giai đoạn đầu tiên của các hệ thống phòng không S-400 được mua từ Nga, toàn bộ việc bàn giao dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 12. Thậm chí, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho phép mua thêm một loạt hệ thống phòng không Nga.
"Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống vũ khí phòng không S-400 của Nga như là bảo bối trong tay Erdogan khi thảo luận với Trump", Konstantin Sivkov, Chủ tịch Học viện các vấn đề địa chính trị, đã nói với báo VZGLYAD.
Nga đã bàn giao những thành phần đầu tiên của hệ thống tên lửa S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
"Chính việc Nga bán S-400 cho Erdogan và thực tế là nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã bảo vệ quan điểm của mình trong việc tạo ra một khu vực an toàn ở miền bắc Syria bằng các phương pháp quân sự buộc Mỹ phải rút quân khỏi đó. Erdogan đã buộc Trump phải làm điều này thông qua việc mua S-400, mà giờ đây ông đã 'bẻ cong' người Mỹ".
Sau khi mua S-400 và mối quan hệ xấu đi giữa Washington và Ankara, không nên loại trừ việc Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi NATO, Thomas Eger, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Cologne, đã lưu ý trong một bài viết trên cổng thông tin Focus vào tháng 7.
Đến lượt mình, Alexei Malashenko kêu gọi chú ý đến thực tế, theo ý kiến của ông, có liên quan gián tiếp đến các sự kiện này - đây là bản hợp đồng của người Mỹ về một thỏa thuận với Hy Lạp về việc chuyển các căn cứ để sử dụng lâu dài và nhận xét rằng Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay là một khâu yếu của NATO.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng việc Mỹ cho Erdogan khả năng hành động độc lập ở Syria có thể là một cái bẫy cho "Quốc vương".
"Nếu ông ta xâm nhập vào đó và sẽ có một cuộc chiến thực sự giữa người Kurd và Thổ Nhĩ Kỳ, thì liệu Erdogan có được một chiến thắng nhanh chóng và tốn ít xương máu, bởi vì phản ứng của người Kurd sẽ khá cứng rắn", Malashenko dự đoán.
Ông nhấn mạnh: "Tôi cho rằng sẽ có các cuộc khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ mà Erdogan không thể tránh khỏi. Bây giờ ông ấy gặp tình trạng khó khăn nội bộ - cuộc khủng hoảng trong đảng, cạnh tranh. Và nếu công việc người Kurd của anh ta rất tốn kém, thì ông ta sẽ chỉ có mất mát ở đây".