Nga nóng lòng bán siêu tăng Armata, nhưng nước nào sẵn sàng mua?

Anh Minh |

"Matxcơva đang quảng bá bán hàng siêu xe tăng T-14 Armata mới nhất," Dmitry Shugayev, Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật và Quân sự Liên bang Nga, nói với hãng tin TASS.

Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Nga Denis Manturov, cho biết hồi tháng 4 rằng Nga đang lên kế hoạch làm việc với khách hàng nước ngoài quan tâm đến xe tăng Armata vào năm 2021 và đã nhận được một số đề nghị trước đó”, TASS cũng lưu ý.

Kể từ khi lần đầu tiên được công bố vào năm 2015, Nga đã quảng cáo những ưu điểm của T-14, loại xe tăng thế hệ mới với khả năng tiên tiến.

Nó có hệ thống bảo vệ tích cực có khả năng bắn hạ tên lửa chống tăng, cảm biến và mạng dữ liệu tinh vi, mức độ tự động hóa mạnh mẽ và đáng chú ý nhất là pháo 125 mm đặt trong tháp pháo không người lái trong khi phi hành đoàn ở bên trong thân xe bọc thép dày.

Một số chuyên gia phương Tây lo ngại rằng Armata vượt xa các mô hình Chiến tranh Lạnh bao gồm các đội xe tăng của NATO, như M-1 Abrams của Mỹ, Leopard 2 của Đức và Challenger 2 của Anh.

Trong khi các quốc gia này đang phát triển các xe tăng thế hệ tiếp theo của họ - bao gồm cả xe không người lái - sẽ mất nhiều năm trước khi chúng được đưa vào thực địa.

Mặc dù Nga có thể sẽ không đánh giá cao sự so sánh, nhưng công bằng mà nói rằng Armata là một sự khởi đầu mới, thoát khỏi tàn tích của các thiết kế xe tăng truyền thống trong Thế chiến II / Chiến tranh lạnh của Nga, như T-34, T-55 và T-72, nhấn mạnh yếu tố dễ sản xuất hàng loạt và chi phí thấp. Thay vào đó, T-14 gần gũi hơn với khái niệm phương Tây, số lượng nhỏ hơn nhưng công nghệ cao, đắt tiền.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Nga thích xuất khẩu siêu tăng Armata T-14. Vũ khí hiện đại đắt đỏ đến mức các cường quốc quân sự tiên tiến luôn để mắt đến doanh số bán hàng ra nước ngoài để bù lại chi phí phát triển.

Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra với chương trình máy bay chiến đấu tàng hình F-35 nghìn tỷ USD của Mỹ mà không có Anh, Nhật Bản, Israel và hàng chục quốc gia khác vui lòng chi tiêu tiền thuế của họ để mua hàng trăm chiếc.

Nhưng điều khiến khách hàng nước ngoài yên tâm về F-35 là chính quân đội Mỹ thực sự có kế hoạch mua 2.456 chiếc.

Theo Forbes, điều này làm nổi bật vấn đề đầu tiên khi xuất khẩu Armata: Nga không mua xe tăng này, hoặc ít nhất là chỉ mua số lượng ít.

Quân đội Nga đã chùn bước trong việc mua sắm số lượng lớn T-14, ước tính trị giá 4 triệu đô la mỗi xe. Kế hoạch ban đầu để mua 2.300 Armata vào năm 2025 đã bị rút chỉ còn 132 theo bảng ngân sách quốc phòng mới nhất của Nga.

Theo một chuyên gia quốc phòng Nga, T-14 cũng đã gặp nhiều vấn đề đối với một sản phẩm hoàn toàn mới cũng như các thiết kế cần có nhiều điều kiện chứng minh sự đúng đắn.

Thay vì mua siêu tăng Armata đắt tiền, lục quân Nga dường như thích cách tiếp cận mà quân đội phương Tây đã sử dụng trên các xe tăng thời Chiến tranh Lạnh của họ: nâng cấp các xe tăng T-72, T-80 và T-90 hiện có của Nga.

Và những quốc gia nào sẽ có nhiều khả năng mua Armata? Ấn Độ và Trung Quốc đã được đề cập là khách hàng tiềm năng, cũng như Ai Cập và Algeria, gần đây đã mua xe chiến đấu Terminator BMPT-72, một phương tiện hỗ trợ hỏa lực mới dựa trên khung gầm xe tăng T-72.

“Nói chung, Nga bán vũ khí cho các khách hàng Trung Đông sau khi họ được hợp nhất vào các cấu trúc quân sự của Nga”, ông Samuel Samuel Bendett, một chuyên gia về quân đội Nga của Trung tâm Phân tích Hải quân có trụ sở tại Mỹ, nói.

Vì vậy, nếu có sự quan tâm thực sự, có khả năng việc bán hàng sẽ diễn ra sau khi các lực lượng Nga có cơ hội sử dụng xe tăng trước”.

Điều này lại gây ra một trở ngại khác cho việc xuất khẩu Armata: quốc gia nào có khả năng vận hành nó? Thiết bị của Nga như súng trường Kalashnikov có tiếng là hoạt động tương đối đơn giản - một chiếc xe tăng thế hệ tiếp theo như Armata sẽ hoàn toàn khác.

Về khả năng Trung Quốc mua siêu tăng Armata T-14, nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc Norinco tuyên bố xe tăng VT-4 của họ vượt trội Armata. Chưa biết tuyên bố này đúng hay sai. Nhưng các nhà sản xuất máy bay Nga đã có thể chứng thực, việc xuất khẩu Armata sang Trung Quốc có nguy cơ làm xuất hiện những chiếc xe do Trung Quốc sản xuất trông giống như Armata.

Tuy nhiên, những chiếc xe tăng thời Chiến tranh Lạnh của thế giới đang già đi. Đến một lúc nào đó, chúng sẽ được thay thế. Nhưng liệu xe thay thế có phải là T-14 Armata thì còn phải chờ mới biết được.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại