Hãy thử tưởng tượng xem – người ta sẽ lắp đặt hệ thống giáp phản ứng nổ vạn năng kiểu module Relikt, nâng cấp hệ thống điều khiển hoả lực và những tiểu tiết khác. Nhưng có điều gì đó không ổn với T-80BVM? Tại sao nó không giống như cỗ xe tăng người ta tưởng?
Xe tăng Т-80BVM
Cùng bắt đầu từ việc T-80BVM không phải là cỗ máy chiến đấu hoàn toàn mới. Nó được đưa ra từ kho bảo quản, rồi đại tu với nhiều thay thay đổi. Vào năm 2018, nhà máy Uralvagonzavod đã xuất xưởng 31 chiếc xe tăng loại này, còn vào năm 2019 nhà máy Omsk cũng nâng cấp được số lượng tương tự.
T-80BVM được lắp đặt động cơ cải tiến với 1.250 mã lực, hệ thống giáp phản ứng nổ vạn năng kiểu module Relikt, hệ thống điều khiển hoả lực Sosna-U và một vài nâng cấp nhỏ trong máy nạp đạn tự động - thay động cơ điện dùng để quay băng đạn và cần nạp được thay đổi chút ít. Về tổng thể, kết cấu không thay đổi.
Có điều gì sai sai…?
Nhiều người cho rằng xe tăng T-80BVM là chiếc T-80U được nâng cấp, mặc dù trên thực tế toàn bộ bản chất lại nằm ở chính tên gọi của cỗ máy được cải tiến, T-80BVM là biến thể nâng cấp của chiếc T-80BV, chứ không phải của T-80U.
T-80BV được trang bị hệ thống phòng vệ Kontact-1 và có lớp chống đạn giống của T-80B. Nó thua kém T-80U về tất cả các chỉ số, nhưng lại được bù đắp bởi hệ thống phòng vệ chủ động. Động cơ với công suất 1.100 hoặc 1.200 mã lực phụ thuộc vào năm sản xuất.
T-80BV tiếp nhận động cơ mới từ T-80U, hệ thống phòng vệ chủ động có khả năng chống lại các loại đầu đạn nổ kép và vô hiệu hoá được đầu đạn có khả năng xuyên phá 200mm lớp chống đạn.
Xe tăng T-80BVM Nga đang được hoàn thiện.
Tại sao lại chính là T-80BV?
T-80U tạm thời vẫn còn phù hợp và ở cùng đẳng cấp với xe tăng T-72B3. Vào thời điểm hiện nay, những cỗ máy này được đánh giá là vẫn thích hợp, cho nên nhà máy Uralvagonzavod đã nghiên cứu ra đề án BVM, chứ không phải UM.
Tóm lại, T-80BVM cho thấy rằng thậm chí các xe tăng cũ vẫn có thể sử dụng thống giáp phản ứng nổ vạn năng kiểu module Relikt.
Trong phần tử giáp phản ứng nổ tương lai sẽ sử dụng thành phần thuốc nổ hoàn toàn mới, có hiệu quả chống cả đạn xuyên lõm hiện đại, kể cả đạn tandem (2 lượng nỗ), lẫn đạn xuyên giáp dưới cỡ.
Relikt hoạt động hiệu quả chắc chắn như nhau chống cả đạn tốc độ thấp và đạn tốc độ cao. Hiện tại, hệ thống phòng hộ này chưa có đối thủ tương đương ở Nga và thế giới.
Nó có thể được lắp cho mọi xe tăng, cả mới lẫn đang sử dụng, cho phép nâng cao khả năng chống chịu đạn lõm lên ít nhất 2 lần, chống đạn pháo lên 1,5 lần. Relikt có trọng lượng 2,5 tấn.
Nhưng không nên nghĩ rằng T-80 là chiếc xe tăng đầu tiên có thể nâng cấp kiểu này…
Vào năm 2006, Relikt được lắp đặt trên T-72B2, tuy nhiên sau đó không được đưa vào sản xuất hàng loạt. Vị trí lắp đặt hệ thống phòng vệ chủ động của cả 2 chiếc rất giống nhau, còn trên thân xe thì gần như không thể phân biệt.
Cho nên, không loại trừ khả năng trong thời gian tới đây sẽ xuất hiện cỗ xe tăng T-72 được phủ kín bởi hệ thống phòng vệ mới này.