Nga hay Thổ sẽ là người chiến thắng trong ‘cuộc đấu đá’ ở Dải Gaza?

Đức Trí |

Xung đột giữa Israel và Palestine ở Dải Gaza chỉ là bề nổi của “tảng băng chìm”, sâu trong đó là hàng loạt toan tính của các nước trong và ngoài khu vực.

Xung đột Israel – Palestine ở Dải Gaza chứa đựng nhiều toan tính của các bên. Nguồn: Sohu.

Xung đột Israel – Palestine ở Dải Gaza chứa đựng nhiều toan tính của các bên. Nguồn: Sohu.

Xung đột giữa Israel và Palestine ở Dải Gaza một lần nữa lại trở thành tâm điểm của thế giới trong những ngày gần đây. Israel đã tiến hành những vụ ném bom quy mô lớn, thậm chí sử dụng cả bom định vị vệ tinh JDAM để quyết tâm tiêu diệt các “phần tử chống đối”. Trong khi đó, Hamas với hàng nghìn quả tên lửa tự chế đã tấn công mạnh mẽ Israel bằng chiến thuật “tên lửa bão hòa” để khắc phục điểm yếu về mặt công nghệ.

Xung đột Palestine-Israel đã đi đến tình trạng không thể hòa giải. Anh, Mỹ, Liên minh châu Âu, Nga liên tiếp bày tỏ lập trường nhằm “hạ nhiệt” tình hình nhưng Israel vẫn kiên quyết đi theo con đường riêng của mình, đợt tấn công lần này của Israel cũng là hoạt động quân sự lớn nhất được triển khai ở Dải Gaza kể từ năm 2014.

Israel và Hamas không nhượng bộ nhau

Sự bất bình giữa hai bên có từ lâu đời, lần này chủ yếu là cảnh sát Israel trục xuất người Palestine một cách thô bạo, kết quả là xung đột giữa hai bên đột ngột trở nên căng thẳng trong những ngày qua. Lực lượng vũ trang Hamas đã nã hơn 600 quả rocket tấn công Israel, Israel không hề tỏ ra yếu thế và ngay lập tức phản công.

Cuộc tấn công của Hamas đã tạo cớ cho Israel sử dụng vũ lực. Những gì chúng ta có thể thấy là phía Israel đã tung ra đòn trả đũa vô cùng quyết liệt, Bộ Quốc phòng Israel thậm chí còn tuyên bố mạnh mẽ rằng, cuộc tấn công Hamas hiện tại mới chỉ là bắt đầu, tiếp theo là các tòa nhà và thành thị liên quan đến Hamas sẽ bị Israel ném bom.

Israel đã xuất động hàng trăm máy bay chiến đấu để tuyên chiến với các tay súng Hamas ở Dải Gaza và đã tiến hành các cuộc không kích, đợt ném bom ác liệt, khiến hàng chục tay súng Hamas có vũ trang thiệt mạng, gần 200 người Palestine thương vong. Tuy nhiên, Israel vẫn chưa buông tha và khẳng định, chỉ dừng các cuộc tấn công sau khi tiêu diệt được thủ lĩnh tối cao của lực lượng vũ trang Hamas.

Toan tính của các bên trong xung đột Palestine-Israel

Mỹ đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan, một mặt Mỹ muốn hạ nhiệt tình hình, đồng thời tiếp tục tiến hành các giai đoạn đàm phán quan trọng với Iran . Nhưng nếu Israel tiếp tục mở rộng xung đột và Iran nhiều khả năng sẽ can thiệp vào cuộc xung đột này. Điều đó buộc Mỹ sẽ lại phải “trở mặt” với Iran.

Mặt khác, vì Israel là đồng minh trung thành của Mỹ nên Washington phải hỗ trợ Israel. Tuy nhiên, một khi Mỹ ủng hộ Israel, nước này sẽ hình thành thế đối lập với Iran và kết quả của các vòng đàm phán trước đó có thể bị vô hiệu hóa trong một sớm một chiều.

Hơn nữa, Mỹ đang muốn nhanh chóng rút quân khỏi Trung Đông, nhưng với tình hình hiện nay ở Trung Đông, sợ rằng Mỹ sẽ khó có thể đạt được nguyện vọng của mình.

Những điều này cho thấy có vẻ như Mỹ đang bất lực. Điều này thể hiện thông qua tuyên bố “nói như không nói” của Mỹ: Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo, Israel và Palestine nên dừng chiến, tránh để tình hình tiếp tục xấu đi, Mỹ lên án các cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào Israel, Mỹ ủng hộ Israel bảo vệ an ninh, nhưng Mỹ hy vọng cuộc xung đột Israel-Palestine không làm tổn thương những người vô tội.

Có vẻ như Mỹ đang “bỏ mặc” tình hình ở Trung Đông và chờ đợi đến khi các bên thể hiện cần có sự can dự của Mỹ để tháo gỡ tình hình.

Các nước Trung Đông thể hiện sự thống nhất tuyệt đối, nhiều quốc gia nhất trí lên án việc Israel trục xuất người Palestine là bạo lực không thể chấp nhận được, việc chiếm đóng lãnh thổ Palestine không thể được tha thứ. Tuy nhiên các nước Trung Đông này lại kêu gọi Hội đồng Bảo an nên can thiệp kịp thời vào cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.

Anh, Pháp, Đức và EU bày tỏ quan ngại nhưng không có động thái thực tế nào, các nước châu Âu đều tuyên bố rằng Palestine và Israel nên thúc đẩy đàm phán để hạ nhiệt tình hình.

Tuy nhiên, Israel hiện đang “đánh đến đỏ mắt”, lời kêu gọi hòa giải của Liên hợp quốc bị phớt lờ, thậm chí Mỹ cũng bị phớt lờ và các nước Trung Đông chỉ đang lên án “suông”. Thực tế là Palestine không nhận được sự giúp đỡ đáng kể nào.

Thái độ của Nga trong cuộc xung đột giữa Israel và Palestine tương đối thu hút sự chú ý. Ông Putin đã nói chuyện với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan vào ngày 12/5 để bày tỏ quan ngại về cuộc xung đột.

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng Nga đã không chọn cách giao tiếp với Mỹ hoặc Liên minh châu Âu về vấn đề này. Điều đó thể hiện rõ sự không hài lòng với Israel. Thái độ của Putin là đặc biệt đáng chú ý.

Nga hay Thổ sẽ là người chiến thắng trong ‘cuộc đấu đá’ ở Dải Gaza? - Ảnh 1.

Làn sóng phẫn nộ trước hành động của Israel ở dải Gaza đang ngày càng gia tăng. Nguồn: Sohu.

Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi điều quân can thiệp vào cuộc xung đột Palestine-Israel. Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh rằng, sự lên án của cộng đồng quốc tế đã không thể khiến Israel quay đầu lại, bây giờ nên tập trung vào việc thành lập một quân đội quốc tế tới Dải Gaza để bảo vệ sự an toàn của dân thường Palestine.

Có một tình tiết khá thú vị trước khi Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra tuyên bố trên, đó là việc Ngoại trưởng Thổ hĩ Kỳ đã đến Saudi Arabia. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông đến nước này trong nhiều năm qua nhằm thúc đẩy hàn gắn mối quan hệ song phương, vốn xuống dưới mức rất thấp từ năm 2018. Sau cuộc gặp này Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi đưa quân đến Dải Gaza, điều này cho thấy Saudi Arabia và đa số các thành viên OIC ủng hộ đề xuất của Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong cuộc xung đột Palestine-Israel năm 2008, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên bày tỏ sự ủng hộ với Palestine, mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đã rơi xuống đáy.

Giai đoạn hiện nay là thời điểm Thổ Nhĩ Kỳ tích cực mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông, việc Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường hỗ trợ cho người Palestine sẽ có được thiện chí của nhiều nước Trung Đông. Trong những năm gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ có ý định trở thành “cảnh sát thế giới” ở Trung Đông, vì vậy, việc loại bỏ ảnh hưởng của Israel ở Trung Đông là cấp thiết.

Ý đồ thật sự của Israel và thế khó của Iran

Nhiều đánh giá cho rằng, trên thực tế không phải ngẫu nhiên mà Israel bất chấp sự lên án của cộng đồng quốc tế, nhất quyết mở rộng xung đột với Palestine. Ẩn ý đằng sau đó có thể là nhằm ngăn chặn các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran.

Để ngăn chặn điều này xảy ra, Israel chỉ có thể làm xấu thêm tình hình ở Trung Đông và buộc Iran phải tham gia vào cuộc xung đột Palestine-Israel, từ đó phá hoại các cuộc đàm phán Mỹ-Iran.

Israel chắc chắn rằng Mỹ cuối cùng sẽ đứng về phía mình, ai kiểm soát Phố Wall? Ai là nhà tư bản thực sự đứng sau Tổng thống Mỹ? Vì vậy Mỹ không có lựa chọn nào khác trong vấn đề này.

Việc Israel tuyên bố tiêu diệt các thủ lĩnh cấp cao của Hamas một mặt là khiến Iran hoàn toàn tức giận và muốn Iran có hành động chống lại Israel, khi đó Israel và Iran sẽ nổ ra một cuộc chiến trực diện, điều này sẽ phá hủy hoàn toàn cuộc đàm phán hòa bình Mỹ-Iran.

Mặt khác, nếu Iran muốn thỏa hiệp để đổi lấy các cuộc đàm phán hòa bình với Mỹ, điều này chắc chắn sẽ làm mất lòng nhiều đồng minh của Iran ở Trung Đông, do vậy Iran cũng sẽ phải trì hoãn các cuộc đàm phán với Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại