Nga có thể trang bị cho Belarus những vũ khí gì để đánh bật đòn tấn công từ Mỹ và NATO?

Tú Anh |

Belarus được xem là khách hàng tiềm năng nhất của dòng máy bay chiến đấu hạng trung thế hệ 4 ++ MiG-35 mà Không quân Nga mới chỉ vừa đưa vào biên chế tháng 7/2019.

Máy bay chiến đấu đa năng MiG-35

Belarus được xem là khách hàng tiềm năng nhất của dòng máy bay chiến đấu hạng trung thế hệ 4 ++ MiG-35 mà Không quân Nga mới chỉ vừa đưa vào biên chế tháng 7/2019.

Giữ vai trò trụ cột trong Không quân Belarus hiện nay là khoảng 38 máy bay chiến đấu đa năng hạng trung MiG-29C. Tuy nhiên, những chiến đấu cơ này đã có thời gian phục vụ hơn 30 năm và sẽ cán mốc 40 năm vào 2030 nên rất có thể KQ Belarus sẽ phải thay thế chúng bằng các máy bay MiG-35.

Việc chuyển đổi sang MiG-35 có nhiều thuận lợi với Belarus vì dòng máy bay chiến đấu mới hơn này sử dụng phần lớn cơ sở hạ tầng bảo trì cũng như rất nhiều vũ khí của MiG-29. Chi phí vận hành MiG-35 được cho là cũng thấp hơn 80% so với MiG-29.

Bên cạnh đó, việc nước láng giềng Ba Lan mua F-35A cùng với nhiều chiến đấu cơ tiên tiến của Mỹ như F-22 Raptor sẽ được triển khai tới Đông Âu càng khiến cho nhu cầu thay thế MiG-29 của Belarus trở nên cấp thiết.

Nga có thể trang bị cho Belarus những vũ khí gì để đánh bật đòn tấn công từ Mỹ và NATO? - Ảnh 1.

Máy bay chiến đấu đa năng MiG-35. Ảnh: MW

Tên lửa đạn đạo chiến thuật siêu thanh Iskander

Belarus được cho là quốc gia hiện đang sở hữu nhiều nhất các tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud-B và Tochka do Liên Xô chế tạo. Tuy vậy, các đơn vị Tochka cuối cùng lại đang bị loại biên dần khỏi biên chế ở Nga và các tên lửa Scud-B cuối cùng cũng đã “nghỉ hưu” từ lâu để thay thế bằng hệ thống Iskander hiện đại.

Iskander có tầm bắn 500km, mức tối đa theo quy định của hiệp ước INF. Hệ thống này nổi bật với khả năng cơ động cao, tấn công chính xác ở vận tốc siêu thanh, thời gian triển khai ngắn và có thể bắn nhiều dạng đầu đạn khác nhau.

Iskander được trang bị các hệ thống chống tác chiến điện tử tiên tiến nên đặc biệt khó phát hiện, kể cả bằng các tổ hợp phòng không tiên tiến của NATO, chứ chưa nói tới việc đánh chặn chúng.

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko từng cảnh báo Quân đội nước này sẽ đẩy mạnh hệ đại hóa các hệ thống phòng không nếu Mỹ triển khai tên lửa tầm xa tới châu Âu. Iskander đang là hệ thống được Belarus tính tới. Việc Mỹ đưa các tên lửa Patriot tới Ba Lan sẽ càng thúc đẩy Belarus xúc tiến nhanh tiến trình này.

Nga có thể trang bị cho Belarus những vũ khí gì để đánh bật đòn tấn công từ Mỹ và NATO? - Ảnh 2.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật siêu thanh Iskander. Ảnh: MW

Tên lửa đất đối không 40N6E trang bị cho S-400

Belarus là một trong những ứng cử viên sáng giá mua hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-400 do Nga chế tạo vì bản thân Moscow cũng đặc biệt quan tâm tới việc đảm bảo an toàn không phận cho quốc gia láng giềng trong trường hợp xảy ra cuộc tấn công từ NATO.

S-400 được tích hợp tên lửa 40N6E sẽ giúp Quân đội Belarus gia tăng hiệu quả hoạt động phòng không, nhất là trong bối cảnh tới cuối thập kỷ này NATO đang có ý định đưa vào biên chế nhiều loại máy bay chiến đấu tiên tiến, gồm cả các tiêm kích F-X thế hệ 6 và máy bay ném bom tàng hình B-21.

Nga có thể trang bị cho Belarus những vũ khí gì để đánh bật đòn tấn công từ Mỹ và NATO? - Ảnh 3.

Tầm tấn công của tên lửa 40N6E nếu triển khai ở Belarus. Ảnh: MW

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata và T-90M

Các đơn vị thiết giáp của Belarus hiện nay chủ yếu dựa vào sức mạnh của dòng tăng chiến đấu chủ lực T-72, một số lượng ít hơn T-80 cùng phiên bản nâng cấp T-72B3 tiêu chuẩn.

Mặc dù T-72B3 là phương tiện chiến đấu khá đáng gờm, hoàn toàn có thể vượt qua xe tăng PT-91 của Ba Lan, Leopard II của Đức và M1A2 Abrams của Mỹ nhưng với việc NATO sẽ đưa vào trang bị các xe bọc thép hiện đại hơn trong thập kỷ tới đây khiến T-72B3 sẽ trở nên lỗi thời.

Ba Lan được cho là sẽ mua xe tăng thế hệ 4 K2 Black Panther của Hàn Quốc trong khi phiên bản Leopard thế hệ 4 cũng đang được phát triển để đối phó với T-14 Armata của Nga.

Vì vậy, Belarus sẽ phải nghiên cứu đầu tư cho những phương tiện tốt hơn T-72, có thể là T-90M mà Quân đội Nga mới trang bị năm 2020 hoặc thậm chí là T-14 Armata với các công nghệ tiên tiến hơn.

Trực thăng tấn công Ka-52 hoặc Mi-35

Belarus hiện nay đang sở hữu một lữ đoàn đặc nhiệm có quy mô tương đối lớn, khoảng 5.900 quân và phần lớn được đào tạo cho nhiệm vụ đột kích đường không từ các trực thăng vận tải Mi-8 và trực thăng tấn công Mi-24P.

Dù khá hiện đại khi trang bị súng máy tiêu chuẩn 12.7mm cùng pháo hai nòng GSh-30-2K 30mm nhưng trực thăng Mi-24P cũng đã lỗi thời. Do đó, Quân đội Belarus cần phải tính tới các loại trực thăng mới hơn cho những đơn vị đổ bộ đường không của mình. Mi-35 và Ka-52 có thể sẽ là những ứng viên tiềm năng nhất.

Iskander-M diễn tập triển khai tác chiến và tiêu diệt mục tiêu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại