Nếu thấy nhức mỏi toàn thân kèm đau họng, có thể bạn mắc các bệnh nguy hiểm này

BS.THS Thanh Hoa |

Nhức mỏi toàn thân khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, hoạt động khó khăn, ngoài ra nó còn là biểu hiện của nhiều loại bệnh nguy hiểm.

Thưa bác sĩ! Em năm nay 26 tuổi, khoảng hơn hơn 1 tuần nay, em có biểu hiện đau nhức toàn thân, chỗ nào trên cơ thể cũng cảm thấy đau, và cảm giác ớn lạnh, mặc dù nhiệt độ ngoài trời khá nóng, kèm theo đó là triệu chứng đau hạch đau họng.

Những biểu hiện trên thường xuất hiện vào sáng sớm tăng lên vào buổi chiều.

Xin hỏi bác sĩ em đang mắc bệnh gì? Cách khắc phục bệnh? Rất mong nhận được câu trả lời từ bác sĩ? Em cảm ơn!. (Hồng Hạnh, Long Biên, Hà Nội).

Trả lời:

Chào bạn Hồng Hạnh!

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn về ‘hiện tượng đau nhức toàn thân’, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Đau nhức toàn thân làm người bị cảm thấy đau nhức ở nhiều chỗ, gần như không có chỗ nào là không bị đau cả: đau khắp thân người, đau tay, đau chân, đau cả cột sống.

Cái đau len lỏi vào da thịt (skin), sâu vào trong bắp thịt (muscles), xuất hiện ở gân (ligaments), đi vào xương (bones).

Rất nhiều điểm trên cơ thể người bệnh (gáy, cổ, vai, lưng, xương sườn, khuỷu tay, hông, đùi, đầu gối) đều bị đau thốn khi được ấn sờ trong lúc bác sĩ thăm khám. Có người thì chỉ đâu đau đấy…

Nếu thấy nhức mỏi toàn thân kèm đau họng, có thể bạn mắc các bệnh nguy hiểm này - Ảnh 1.

Cơn đau không cố định mà di chuyển khắp người, có khi đau nhiều khi đau ít. Đau sẽ tăng lên vào những lúc trái gió trở trời, thời tiết thay đổi, vận động nhiều hơn bình thường, hay khi stress, ngủ không ngon giấc, và lúc có kinh nguyệt.

Người bệnh sẽ hay cảm thấy cứng người (stiffness) vào buổi sáng hoặc sau khi nằm, ngồi yên ở tư thế cố định trong một khoảng thời gian.

Vùng đau nhức cảm tưởng sưng lên, dù thực sự, không có bất kì dấu hiệu nào của sự sưng phù ở vùng đau nhức.

Đau nhức toàn thân có thể dấu hiệu của những bệnh sau:

– Bệnh thoái hóa xương khớp: Thường gặp ở độ tuổi ngoài 30, khi các lớp sụn khớp bị thoái hóa, cọ vào nhau gây đau đớn cho người bệnh.

Tùy vị trí khớp bị thoái hóa mà gây ra cảm giác đau đớn tại khớp đó, đôi khi còn gây đau mỏi khắp toàn thân. Ví dụ:

+ Nếu bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ làm đau vùng cổ và lan sang 2 cánh tay.

+ Nếu thoái hóa đốt sống lưng, bẹn thì sẽ làm đau lưng và bẹn, lan xuống 2 chân.

– Sự rối loạn hệ thống thần kinh nội tiết: Tác nhân chính gây nên tình trạng này là do sự làm việc bất ổn định của hệ thống thần kinh nội tiết. Bởi lẽ, gần như các cơ quan trong cơ thể chúng ta đều bị chi phối bởi hệ thần kinh nội tiết.

Nếu gặp các trục trặc tại bộ phận này, chúng sẽ thông báo cụ thể bằng các cơn đau và kèm theo những triệu chứng như trên.

Bên cạnh đó, có một số yếu tố nguy cơ khiến tình trạng đau nhức toàn thân xuất hiện và thúc đẩy chúng ngày càng nặng hơn, như:

+ Yếu tố di truyền: chứng bệnh này có yếu tố gia đình, liên quan đến nhiều vị trí gen trong hệ thống serotonin, dopamin và catecholamin được nhiều người giả định.

+ Stress: Stress có thể làm thay đổi chức năng của axit HPA , từ đó làm thay đổi hàm lượng cortisone trong cơ thể, dẫn đến đau lan toả toàn thân và kéo dài.

+ Rối loạn giấc ngủ: giấc ngủ chập chờn không sâu, khó ngủ,… có thể gây đau nhức toàn thân. Đó là lý do vì sao đây cũng là triệu chứng phổ biến trong chứng bệnh này.

Vai trò của giấc ngủ rất quan trọng trong bệnh đau nhức toàn thân: ngủ ngon, đau ít, ngủ không ngon, đau nhiều.

Có rất nhiều phương cách giúp bạn ngủ ngon hơn: vận động đều đặn, tránh dùng thuốc lá, cà-phê, rượu, giữ phòng ngủ thoải mái (không nóng, không lạnh, không ồn ào, không ánh sáng).

Các bài tập Yoga không chỉ giúp cơ thể và tinh thần được thư giản mà còn có tác dụng với những cơn đau nhức mỏi toàn thân.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện liệu pháp thiền định cũng là biện pháp rất tốt để thanh tỉnh đầu óc, tăng cường sự minh mẫn và xua tan những cơn đau.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trong trong việc duy trì một sức khỏe tốt và phòng chống bệnh tật.

Nếu bạn thường xuyên bị đau nhức xương khớp, đau mỏi toàn thân, hãy bổ sung lượng vitamin D bằng các thực phẩm như thịt bò, cá, trứng, sữa…để cơ thể tăng cường hấp thu canxi và giúp xương khỏe mạnh.

Trường hợp của bạn cách tốt nhất nên đi khám để được bác sĩ theo dõi xác định đúng bệnh và có cách điều trị hợp lí.

Chúc bạn có một sức khỏe tốt!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại