Nghiên cứu cho thấy, không gian phòng ở thoải mái không những khiến con người vui vẻ, cảm thấy yêu đời hơn mà còn có thể giúp phòng ngừa bệnh.
Ngượi lại, sống trong không gian phòng bừa bộn sẽ dẫn đến vô vàn bệnh tật thậm chí cả bệnh ung thư.
Vậy như thế nào là một căn phòng tốt cho sức khỏe? Bạn hãy tham khảo 6 tiêu chuẩn dưới đây.
1. Nhiệt độ phòng lý tưởng là 200C
Qua nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ phòng ổn định có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe.
Ông Trương Hồ Đức - Giáo sư khoa dưỡng sinh Trường đại học y học cổ truyền Bắc Kinh, Trung Quốc nói: "Nhiệt độ phòng khoảng 200C khiến con người cảm thấy dễ chịu. Nhiệt độ này giúp cơ thể phát tán nhiệt lượng thừa.
Nếu nhiệt độ phòng vượt quá 250C cơ thể con người sẽ bắt đầu hấp thụ nhiệt lượng từ bên ngoài, nên có cảm giác nóng. Nếu nhiệt độ phòng vượt quá 350C tuyến mồ hôi sẽ bắt đầu hoạt động, thông qua việc ra mồ hôi để phát tán nhiệt lượng trong cơ thể, từ đó xuất hiện cảm giác khó chịu như tim đập nhanh, tuần hoàn máu tăng, đau đầu, mệt mỏi.
Ngược lại khi nhiệt độ ở mức 80C - 180C cơ thể sẽ giải phóng nhiệt ra ngoài. Khi nhiệt độ thấp hơn 40C thì sẽ cảm thấy rét".
Khi nhiệt độ phòng ở mức 8 độ C - 18 độ C cơ thể sẽ giải phóng nhiệt ra ngoài
Đồng thời, 200C cũng là nhiệt độ để ngủ tốt nhất. Khi nhiệt độ phòng trên mức 240C, giấc ngủ sẽ không sâu, số lần thay đổi tư thế trong lúc ngủ sẽ tăng.
Nhiệt độ phòng dưới mức 180C khiến con người khó có được giấc ngủ ngon.
2. Muốn tránh các bệnh hô hấp nên bảo đảm độ ẩm 40%
Nghiên cứu của khoa y học môi trường sức khỏe Trường đại học Nagoya, Nhật Bản phát hiện ra rằng, việc thường xuyên mắc bệnh cúm có liên quan mật thiết với độ ẩm không khí thấp.
Ông Tống Quảng Sinh – Giám đốc Trung tâm kiểm tra giám sát môi trường trong nhà, trong xe và chất lượng sản phẩm bảo vệ môi trường trong nhà cho biết: Khi độ ẩm không khí trong phòng thấp hơn 40%, bụi bẩn, vi khuẩn dễ bám vào niêm mạc, kích thích phần họng gây phản ứng ho. Đồng thời dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn.
Nhưng độ ẩm quá lớn cũng không có lợi cho sức khỏe. Mọi người có thể sẽ cảm thấy buồn nôn, ăn không ngon miệng, buồn bực, mệt mỏi, chóng mặt.
Nghiên cứu của Trường đại học Otago, New Zealand phát hiện, sống trong căn phòng ẩm mốc sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm da dị ứng ở trẻ.
Giám đốc Sinh còn cho biết: "Theo tiêu chuẩn không khí trong phòng của Trung Quốc, mùa hè độ ẩm trong phòng ở mức 40% - 80 %, mùa đông nên giữ ở mức 30% - 60%. Độ ẩm trong phòng thích hợp đối với người già và trẻ nhỏ là 45% - 50%. Với những người mắc bệnh về hô hấp như hen suyễn độ ẩm trong phòng nên ở giữa mức 40% - 50%".
Giám đốc Sinh đưa ra lời khuyên: Vào mùa mưa khí ẩm tăng cao nên hạn chế mở cửa. Khi thời tiết tạnh ráo phải thường xuyên mở cửa để thông gió, giúp khí ẩm thoát ra ngoài. Hãy đặt hộp hút ẩm hoặc gói chống ẩm trong tủ quần áo, tủ bếp.
Vào mùa đông không khí thường khô hanh có thể dùng máy tạo độ ẩm, cũng có thể vẩy ít nước trong phòng hoặc mỗi ngày lau sàn nhà hai lần.
Lưu ý: Khi sử dụng máy tạo độ ẩm nên dùng nước sạch, và chú ý vệ sinh thiết bị định kỳ.
3. Đảm bảo thời gian lưu thông không khí nửa tiếng giúp không khí trong phòng được trong lành
Trong cuộc sống hằng ngày, trong nhà không ngừng sản sinh "khí thải". Rác trong bếp, trong nhà vệ sinh, trong thùng rác để qua đêm sẽ sinh ra ô nhiễm không khí.
Thảm chùi chân lâu ngày không vệ sinh, chăn gối không được phơi nắng thường xuyên dễ sinh sôi ký sinh trùng.
Lớp bụi dầy trên giá sách và đồ gia dụng làm tăng khí bụi ô nhiễm trong không khí.
Vào mùa đông nhiều gia đình đóng kín cửa để tránh khí lạnh vào nhà nên không khí trong phòng không được lưu thông. Vì thế sức đề kháng của không ít người bắt đầu suy giảm, liên tục bị bệnh tật "tập kích".
Giám đốc Sinh cho biết, thông gió đổi khí là cách cải thiện chất lượng không khí trong phòng hiệu quả nhất. Từ 9 giờ - 11 giờ, 14 giờ - 15 giờ hằng ngày là khoảng thời gian lưu thông khí tốt nhất.
Khu vực bếp, nhà vệ sinh, phòng khách nên để thông gió nửa tiếng. Trong bếp nên lắp máy hút mùi, cố gắng giảm các món chiên xào có nhiều dầu mỡ, đặc biệt không nên hút thuốc trong phòng.
Ngoài ra cứ cách nửa tháng hoặc một tháng một lần nên định kỳ hút bụi giúp giảm hạt bụi có hại trong không khí.
(Ảnh minh họa)
Đối với những nhà cao tầng việc thông gió bị hạn chế nên thời gian mở cửa có thể kéo dài hơn.
4. Khống chế độ sáng của bóng đèn không vượt quá 90%
Hầu hết mọi gia đình khi chọn và sử dụng các thiết bị đèn chỉ chú trọng đến bề ngoài, tính năng tiết kiệm điện và công suất nhiều hay ít mà không để tâm đến tiêu chuẩn như độ chiếu sáng, màu sắc.
Ông Ngô Nguy- Kiến trúc sư biệt thự cao cấp Trung tâm thiết kế biệt thự quốc tế Đông Dịch Nhật Thịnh, Trung Quốc cho biết: Lắp đặt thiết bị đèn trong phòng quá nhiều, quá sáng không những lãng phí điện mà còn gây kích thích mạnh đối với mắt, dễ khiến cho tâm trạng bồn chồn.
Công năng sử dụng của mỗi gian phòng khác nhau nên yêu cầu mức độ chiếu sáng sẽ khác nhau. Thông thường, những không gian như phòng khách, phòng đọc sách, phòng ăn đòi hỏi độ chiếu sáng mạnh hơn phòng ngủ, phòng bếp như vậy mới phù hợp với nhu cầu làm việc và nghỉ ngơi của cơ thể.
Cường độ sáng trong phòng cố gắng điều chỉnh dịu nhẹ, chiếu đều, không gây chói mắt. Độ chiếu sáng tốt nhất nên khống chế ở mức 60% - 80%, độ sáng mạnh nhất không nên vượt quá 90%.
Ngoài ra, xét về góc độ màu sắc nên tránh dùng loại đèn màu nhấp nháy chuyển động. Phòng khách, phòng đọc, phòng bếp do nhu cầu chiếu sáng cao nên chọn những bóng đèn trắng có gam màu lạnh. Phòng ngủ, phòng vệ sinh, ban công nên chọn loại đèn màu vàng có gam màu ấm áp.
Khi cần chiếu sáng cục bộ nên dùng loại đèn có tính che sáng tốt để ngăn tia hồng ngoại của những thiết bị này phóng ra.
Hạn chế lắp đồ trang trí như gương, thủy tinh trên tường.
Cuối cùng, bất luận ở trong văn phòng hay ở nhà cố gắng dùng đèn sợi đốt không nên dùng đèn huỳnh quang. Vì tia tử ngoại của đèn huỳnh quang và ánh sáng xanh sẽ không tốt đối với da và mắt.
5. Cứ 10m2 đặt hai chậu cây cảnh giúp cải thiện môi trường sống
Đặt cây cảnh trong phòng không chỉ có thể làm sạch không khí, tăng lượng oxy còn có thể giúp cho tâm trạng dễ chịu, thoải mái.
Nghiên cứu của Trường đại học Exeter, Anh phát hiện: Trong môi trường làm việc có đặt chậu cây cảnh sẽ tăng cảm giác thoải mái cho nhân viên và thành tích kinh doanh của doanh nghiệp, hơn nữa còn có thể giảm tỉ lệ "nhảy việc" ở nhân viên.
Giám đốc Sinh cho biết, nên chọn lựa và bố trí cây theo diện tích của phòng. Những nơi có nhiều ánh nắng như ban công, đại sảnh thích hợp bài trí cây xanh. Thông thường cứ khoảng 10m2 đặt hai chậu cây có chiều cao 1.5m.
(Ảnh minh họa)
Cạnh cửa có thể đặt cây xanh vừa có tác dụng hút bụi, làm sạnh không khí, phòng tránh khô hanh và còn giảm ô nhiễm tiếng ồn hiệu quả. Ưu tiên chọn cây nhiều lá như cây trầu bà, vạn niên thanh.
Do tác dụng quang hợp, ban ngày cây xanh hút khí CO2, nhưng đến tối lại giành oxy với người và thải khí CO2. Vì vậy, tốt nhất trong phòng ngủ không nên đặt chậu cây cảnh to.
Nếu có, đến tối nên chuyển chậu cây ra ngoài tránh oxy không đủ gây ra các vấn đề như chóng mặt, khó thở. Tốt nhất nên chọn cây nhỏ như cây trầu bà vàng, cây lục thảo trổ . Trong phòng không nên đặt quá 2, 3 cây.
6. Đảm bảo ánh sáng mặt trời chiếu vào phòng ít nhất 2 tiếng mỗi ngày
Ánh sáng mặt trời là điệu kiện tất yếu của sự sống. Nghiên cứu phát hiện ánh sáng mặt trời chiếu vào phòng mỗi ngày không nên dưới 2 tiếng.
Căn phòng đón nhiều ánh sáng tự nhiên sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới tâm sinh lý đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ.
Trẻ nhỏ đang trong thời kỳ phát triển cơ thể, tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời có thể giúp tổng hợp canxi trong cơ thể trẻ, làm chắc khỏe xương.
Hầu hết người già đều có vấn đề về loãng xương. Nếu phơi nắng trong mức độ nhất định sẽ giúp cho việc phòng ngừa bệnh loãng xương.
Nếu căn phòng bị tối do không được hướng sáng, các chuyên gia khuyên nên dùng màu sắc để giúp cho căn phòng có cảm giác rộng và sáng hơn.
Những khu vực thường xuyên sử dụng như phòng khách hoặc phòng ngủ nên dùng sơn màu sáng mát mẻ như xanh nhạt hoặc xanh ngọc sẽ giúp căn phòng có cảm giác rộng rãi hơn.
*Theo Huanqiu