Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư đại trực tràng, nếu thấy "nghi" hãy đi khám
Cùng với xu hướng ăn uống thay đổi so với trước, con người càng ngày càng ăn nhiều lên và thường xuyên ăn các món không đủ an toàn cho đường ruột. Chính vì ăn uống thiếu lành mạnh, kết hợp với áp lực cuộc sống, ngồi nhiều, ít vận động đã dấn đến xác suất mắc bệnh ung thư hệ tiêu hóa đang tăng lên.
Ung thư đại trực tràng ở Trung Quốc hiện đứng thứ 3 về tỷ lệ ung thư ác tính, khoảng 60% bệnh nhân được chẩn đoán khi đã ở giai đoạn muộn. Để cải thiện sự sống và kéo dài tuổi thọ cho người dân, chúng ta cần phải nâng cao nhận thức về phòng bệnh, đặc biệt là việc chẩn đoán, điều trị sớm.
1. Bị tiêu chảy vào các buổi sáng hoặc xuất hiện nhiều lần, thói quen đại tiện thay đổi so với trước đó
Thay đổi thói quen đại tiện chính là tiêu chí quan trọng để phát hiện sớm ung thư đại trực tràng. Khi khối u phát triển sẽ kích thích lên đường ruột, có thể làm cho thói quen đi tiêu bình thường thay đổi khác lạ. Hoặc là sẽ đi ngoài nhiều lần, hoặc là đi rất ít, lắt nhắt.
Bắt đầu xuất hiện chứng táo bón hoặc tiêu chảy, đau bụng ngay sau khi ngủ dậy. Thậm chí vào buổi sáng sớm, khi bạn đang ngủ ngon thì bị cơn đau bụng đánh thức dậy. Đây là dấu hiệu cần phải cảnh giác cao độ.
2. Đi ngoài có máu trong phân
Sự thay đổi về tính chất phân cũng là một tiêu chí quan trọng để phát hiện sớm ung thư đại trực tràng. Khi bạn đi ngoài, hãy quan sát màu sắc của phân. Nếu thấy phân có dính máu, hoặc phân chuyển sang màu đen thì phải cẩn thận.
Có máu trong phân không nhất thiết hoàn toàn là ung thư đại trực tràng, vì có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ.
Nếu là bệnh trĩ, màu máu sẽ có dạng đỏ tươi, máu và phân hoàn toàn tách riêng biệt, không bị hòa lẫn. Nếu bệnh trĩ nặng còn có thể bị chảy máu tươi khi đi ngoài.
Cần phân biệt rõ máu trong phân đối với triệu chứng ung thư đại trực tràng. Đó chính là máu hòa lẫn, màu đỏ sẫm, có thể xuất hiện mủ kèm trong máu, có chất nhầy. Nếu bệnh nặng còn có những thứ giống như khối u bị hoại tử, vết loét tiết ra.
3. Phân biến dạng
Khi đường ruột có dấu hiệu ung thư, chúng sẽ có xu hướng co nhỏ lại, vì thế khuôn phân cũng sẽ bị thay đổi, thậm chí có thể gây tắc nghẽn đường ruột. Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn sớm thì chưa gây tắc, chỉ gây biến dạng. Từ 1-2 năm trở đi sau khi có bệnh mới có khả năng gây tắc phân.
Trong thời điểm này, khi đường ruột co lại sẽ gây hẹp, làm thất phân, táo bón, khó chịu vùng bụng, thậm chí trướng bụng hoặc gây đau thường xuyên hơn.
4. Mỗi lần đi vệ sinh rất ít, số lần đi vệ sinh tăng lên
Khi ung thư phát triển trong đường ruột sẽ làm cho ruột bị kích thích, từ đó kích thích đến chức năng ruột, gây ra rối loạn, làm cho người bệnh buồn đi đại tiện nhiều hơn. Biểu hiện phổ biến nhất là người bệnh vừa đi ngoài xong, rất nhanh sau đó lại muốn đi ngoài tiếp. Thậm chí, ngay cả khi vừa kéo quần lên, đã muốn ngồi xuống đi tiếp. Mỗi ngày có thể có tới 10 lần trở lên trong trạng thái như vậy.
Trải qua nhiều lần đi đại tiện, khi trong ruột đã gần như hết phân, bạn sẽ thấy có sự xuất hiện máu, dịch lỏng có mủ hoặc chất nhầy, nhưng cảm giác buồn đi ngoài vẫn rất mạnh.
5. Giảm cân đột ngột
Nếu không có chế độ ăn kiêng hoặc đang tăng cường tập thể dục để giảm cân, bạn đột nhiên thấy giảm cân rất rõ ràng trong ngắn hạn chính là một dấu hiệu nguy hiểm. Cụ thể, có thể bạn bị giảm từ 3-5 kg trong 1-3 tháng, hoặc trong nửa năm giảm khoảng 10 kg.
Nếu có biểu hiện này thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt, để kiểm tra toàn diện sức khỏe.
Cách đơn giản để tránh xa ung thư đại trực tràng
Ngoài việc khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm, thay đổi chế độ ăn uống giúp nhuận tràng, thay đổi các thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, có hại cho hệ tiêu hóa, thì 2 cách đơn giản sau đây bạn nên thực hiện mỗi ngày.
1. Ăn thêm quả mọng
Một nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Ohio (Mỹ) phát hiện ra rằng, trong các loại quả mọng như nho, kiwi, quả mâm xôi và các loại quả khác có chứa các chất như anthocyanins và polyphenol, có thể ức chế sự phát triển khối u.
2. Tập thể dục 40 phút/ngày
Nghiên cứu của Đại học Utah (Mỹ) cho thấy, nếu mỗi ngày dành ra 40 phút để tập luyện thể dục thể thao cường độ cao (chạy, bơi lội, đi xe đạp…) có thể giúp giảm mức insulin, ức chế sự phát triển của khối u.
Ngoài ra, tập thể dục cũng có thể thúc đẩy tiêu hóa, đẩy nhanh việc tiêu hóa thức ăn đi qua ruột, làm giảm thời gian chất thải lưu lại ở đường ruột, từ đó gây ra ung thư.
*Theo Bác sĩ Kim Trọng Phẩm, Dấu hiệu sớm của bệnh ung thư, Tạp chí Y học Gia đình