Bạn cảm thấy lúc nào cũng buồn tiểu? Bạn thường phải ngừng xe ngang đường để đi vệ sinh và là người dành nhiều trong các nhà vệ sinh vào giờ nghỉ tại nơi làm việc? Bạn có thể nghĩ rằng do những gì bạn đã uống, nhưng sự thật không phải hoàn toàn như vậy.
"Có một số lý do ảnh hưởng đến tần suất đi tiểu của chúng ta, bao gồm tuổi, chế độ ăn uống, bệnh tật, thuốc men, lượng chất lỏng tiêu thụ và loại nước uống…" Ekene Enemchukwu, bác sĩ Y khoa, tiết niệu tại Trung tâm Y khoa Stanford, Mỹ nói.
Tuổi tác cũng là một nguyên nhân. Tuổi tác tỷ lệ thuận với sự cấp bách và số lần bạn đi vệ sinh. Điều này có thể do sự suy yếu của các cơ bàng quang, đây là vấn đề hết sức bình thường.
Chế độ ăn uống là một yếu tố đáng ngạc nhiên lý giải nguyên nhân khiến chúng ta cảm thấy cần phải đi tiểu thường xuyên hơn so với những người khác.
Nếu bạn uống nhiều rượu, rượu, trái cây chua, thức ăn cay hoặc đường, điều này có thể làm tăng nhu cầu đi tiểu của bạn. Bạn cũng có thể tiêu thụ quá nhiều chất kích thích là các chất phụ gia không lành mạnh trong chế độ ăn uống. Bạn nên cố gắng giảm tiêu thụ trái cây và thức ăn cay.
Tiêu thụ nhiều caffeine sẽ gây kích ứng bàng quang. Caffein là nguyên nhân hàng đầu khiến bàng quang bị hoạt động quá tải.
"Caffeine là một chất kích thích trực tiếp bàng quang và nó cũng là một thuốc lợi tiểu. Caffein khiến cho bàng quang hoạt động quá mức và cũng khiến bạn sản xuất nước tiểu nhiều hơn" Bilal Chughtai, bác sỹ, trợ lý giáo sư về tiết niệu tại Cornell nói.
Một số nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng đến chuyện tiểu tiện bao gồm tuổi, chế độ ăn uống, thuốc men, đồ uống...
Ngoài ra, theo nghiên cứu mang tên Mind Over Bladder (Hãy quan tâm hơn đến bàng quang của bạn) do Trường Cao đẳng Y khoa Albert Einstein, Mỹ thực hiện thì thường xuyên đi tiểu còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh khác như:
- Nhiễm trùng đường tiểu: Nhiễm trùng đường tiểu mạn tính (Urinary tract infections - UTI) là căn bệnh viêm nhiễm phổ biến, thường gặp ở cả nam và nữ giới. Dấu hiệu nhận biết bệnh thường là: Buồn đi tiểu, đi tiểu buốt, nước tiểu màu đỏ, đục, sốt, đau khi đi tiểu...
- Bệnh tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường khó kiểm soát lượng đường trong máu, dễ dẫn đến tổn thương hệ thần kinh, gây mất cảm giác ở bàng quang nên dễ rơi vào tình trạng tiểu nhiều, són tiểu. Những bệnh nhân tiểu đường gặp tình trạng này cần đi khám, thay đổi lối sống và ăn uống khoa học theo tư vấn của bác sĩ để ổn định lượng đường trong máu.
- Suy giáp không được điều trị tích cực: Suy giáp là một trong những bệnh làm giảm chức năng tuyến giáp. Bệnh này còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển hóa và gây ra nhiều biến chứng, bao gồm cả biến chứng trong chuyện tiểu tiện là đi tiểu nhiều. Nếu xuất hiện tình trạng suy giáp nên can thiệp ngay để hạn chế bệnh tiểu tiện nhiều.
- Sa bàng quang: Sa bàng quang là căn bệnh thường gặp ở nhóm phụ nữ sau khi sinh, thường xuất hiện do cơ sàn chậu hông và dây chằng đỡ bàng quang bị suy yếu vì stress. Khi bàng quang không ở đúng vị trí, khả năng giữ nước tiểu của nó cũng bị ảnh hưởng, kết quả là bạn phải đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Ung thư: Ung thư có thể xuất hiện trong bàng quang, xương chậu thận, niệu đạo. Và nếu bị ung thư ở những bộ phận này, người bệnh có thể thấy một số triệu chứng như: Đi tiểu nhiều, có máu trong nước tiểu, đau khi đi tiểu, cần đi tiểu gấp nhưng lại không có nước...
- Stress: Căng thẳng cũng có thể là một nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề xuyên suốt cơ thể bạn, bao gồm đi tiểu thường xuyên. Cảm giác lo lắng có thể dẫn đến sự nhạy cảm cao của bàng quang. Điều quan trọng bạn học cách quản lý stress để giảm nhu cầu đi tiểu.
Bác sỹ Enemchukwu khuyên bạn nên bắt đầu tập các bài tập bàng quang để giúp ngăn ngừa sự cố và các vấn đề do bàng quang phải hoạt động quá mức.
Bạn nên cố gắng nhịn tiểu trong 1 giờ, sau đó là 2 giờ và cuối cùng, cố gắng để đi tiểu 3 tiếng một lần. Đây là khoảng thời gian lý tưởng cho một bàng quang khỏe mạnh. Hãy tập bài tập Kegel cũng có thể tăng cường cơ bàng quang!
Nếu bạn đang gặp vấn đề về kiểm soát bàng quang, hãy đến gặp bác sỹ để được giúp đỡ.
(Nguồn: BodyRock)