Salema porgy là một loài cá tráp biển, thường được gọi là cá mộng, chúng sống khắp Địa Trung Hải và bờ biển phía Đông của châu Phi. Còn được gọi là dreamfish hay salema porgy, đặc điểm dễ thấy nhất của nó là một số sọc vàng dễ thấy ở hai bên cơ thể.
Sự xuất hiện của một bài báo năm 2006 có tựa đề: "Ngộ độc cá gây ảo giác (Ichthyoallyeinotoxism): Hai báo cáo trường hợp từ Tây Địa Trung Hải" đã khiến loài cá nhỏ này được biết đến rộng rãi.
Bài báo mô tả hai người đàn ông vô tình ăn cá tráp tại một nhà hàng Tây Địa Trung Hải và trải qua một loạt ảo giác thính giác và thị giác. Và đây chắc chắn không phải là một trải nghiệm thú vị.
Trường hợp đầu tiên, tháng 4 năm 1994
Trường hợp này là một người đàn ông 40 tuổi khỏe mạnh, tuy nhiên anh ta bắt đầu cảm thấy cơ thể không ổn và mệt mỏi sau khi thưởng thức bữa tối gồm cá tráp mới nướng (Sarpa salpa) khi đi nghỉ ở ở vùng Riviera thuộc Pháp.
Với các tác dụng phụ như tầm nhìn bị che khuất, cơ yếu và tình trạng nôn ói kéo dài và suy giảm suốt ngày hôm sau, người đàn ông này quyết định cắt ngắn kỳ nghỉ của mình và lái xe về nhà. Vào lúc đó, mắt của anh bắt đầu mờ đi và ảo giác dần xuất hiện xung quanh anh, anh ta thấy rất nhiều sinh vật đang la hét chuyển hướng chạy về phía anh ta.
Choáng váng vì ảo giác, anh lập tức ra khỏi xe và tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Sau khi đến bệnh viện cấp cứu, các bác sĩ tại khoa cấp cứu của bệnh viện không biết phải làm gì với trường hợp của người đàn ông này vì anh ta không có triệu chứng rõ ràng nào ngoài ảo giác: không sốt, không có dấu hiệu tập trung hoặc thiếu hụt cảm giác-vận động.
Khi nhập viện, anh ta hồi phục nhanh chóng trong vòng 36 giờ sau khi ăn, triệu chứng giảm hoàn toàn. Điều kỳ lạ hơn nữa là anh không thể nhớ được một điều gì từ trải nghiệm này.
Trường hợp thứ 2, ngày 2 tháng 3 năm 2002
Trường hợp còn lại cũng kỳ lạ không kém là của một ông lão 90 tuổi, ông bắt đầu nghe thấy ảo giác hai giờ sau khi ăn cá tráp biển (Sarpa salpa) mà ông mua từ một ngư dân. Lúc đầu, người đàn ông này liên tục nghe thấy tiếng kêu của người và chim, và gặp nhiều ác mộng trong hai đêm tiếp theo.
Không giống như trường hợp trước đó, người đàn ông này đã không nói với ai hay đến bệnh viện vì sợ những triệu chứng này là dấu hiệu của bệnh tâm thần nặng mà thay vào đó ở trong nhà và chịu đựng. Rất may, ảo giác đã biến mất “chỉ” sau hai ngày tiếp theo.
Những trải nghiệm "khủng khiếp" này được gọi là bệnh ichthyoallyeinotoxism, một dạng ngộ độc hiếm gặp trong đó tác động của chất độc có thể gây ra sự gián đoạn hệ thần kinh và ở một số khía cạnh tương tự như LSD. Ngoài ra, không có cách chữa trị cụ thể cho dạng ngộ độc này. Hầu hết mọi người sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng vài ngày.
Trên thực tế, độc tính của loài cá này có thể thay đổi theo mùa. Điều này cho thấy "chất gây ảo giác" không đến từ bản thân cá mà đến từ nguồn thức ăn của nó - một loại tảo độc mọc trên cỏ biển Posidonia Oceanica, vì loài tảo này phát triển theo mùa nên độc tính của cá cũng sẽ thay đổi theo mùa, nhưng điều này vẫn chưa được xác nhận.
Theo các nhà sử học, người La Mã cổ đại coi đầu của cá tráp biển có chất độc gây ảo giác là một vật tiêu khiển, và hành động ăn cá tráp thậm chí còn phổ biến hơn đối với người Polynesia. Trong tiếng Ả Rập, tên của cá tráp có nghĩa là "con cá tạo nên giấc mơ", vì vậy người Ả Rập có thể cũng đã biết đến đặc tính gây ảo giác của nó.
Ngoài phần đầu có chất gây ảo giác thì cơ thể của loài cá này không có chất độc hay mối nguy hiểm nào khác - trên thực tế, loài cá được phục vụ như một món ăn truyền thống của Địa Trung Hải, chúng được chế biến với hương thảo và hạt tiêu.
Tham khảo: Zmescience; Zhihu