Nâng cao hiệu quả giảng dạy bằng thiết bị mô phỏng điều khiển từ xa tổ hợp tên lửa S-125

Nguyễn Hòa-Tuấn Sơn |

Để nâng cao hiệu quả đào tạo và huấn luyện với tổ hợp tên lửa S-125-2TM, Học viện PKKQ đã nghiên cứu và đưa ra sáng kiến chế tạo thiết bị giả lập hệ thống điều khiển từ xa cho tổ hợp này.

Để nâng cao hiệu quả đào tạo và huấn luyện học viên làm quen với tổ hợp tên lửa phòng không (TLPK) S-125-2TM hay Pechora-2TM tại Học viện Phòng không-Không quân (PKKQ).

Nhóm nghiên cứu của Thượng úy Nguyễn Mạnh Hùng, giảng viên Khoa Tên lửa và các học viên: Thượng sĩ Nguyễn Minh Hiếu và Trung sĩ Nguyễn Trọng Tạo thuộc Đại đội 53, Tiểu đoàn 5, Học viện PKKQ đã nghiên cứu và đưa ra sáng kiến chế tạo thiết bị giả lập hệ thống điều khiển cắt, cấp nguồn tổ hợp từ xa thông qua tủ điều khiển YK-10-2TM.

Theo chia sẻ của nhóm nghiên cứu, các tổ hợp tên lửa phòng không nâng cấp Pechora-2TM đang được trang bị đại trà thay thế cho các tổ hợp Pechora thế hệ cũ đã đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả giảng dạy và huấn luyện học viên làm quen với khí tài phòng không mới này tại Học viện Phòng không-Không quân.

Tuy nhiên, học viện chưa được trang bị bộ khí tài Pechora-2TM hoàn chỉnh khiến cho việc đào tạo và huấn luyện gặp nhiều khó khăn. Đây chính là cơ sở để nhóm nghiên cứu đưa ra sáng kiến chế tạo thiết bị giả lập trực quan mô phỏng quá trình điều khiển từ xa tổ hợp Pechora-2TM thông qua tủ YK-10-2TM.

Nâng cao hiệu quả giảng dạy bằng thiết bị mô phỏng điều khiển từ xa tổ hợp tên lửa S-125 - Ảnh 1.

Việc đưa vào trang bị các tổ hợp TLPK nâng cấp Pechora-2TM đã đặt ra yêu cầu đào tạo, huấn luyện cán bộ, chiến sĩ làm chủ khí tài mới.

Do toàn bộ sáng kiến đều do nhóm nghiên cứu tự chủ trên nền các phần mềm lập trình có sẵn nên việc ứng dụng sáng kiến vào trong công tác giảng dạy và huấn luyện rất dễ dàng, không tốn thêm chi phí bổ sung.

Cùng với đó, bộ phần mềm giả lập này cũng có thể cung cấp cho học viên để tự thực hành trên máy tính cá nhân trong các giờ tự học hoặc trong giờ nghỉ, ngày nghỉ giúp tăng cường kỹ năng và thao tác thành thục, nhuần nhuyễn; không bị bỡ ngỡ khi chuyển sang thao tác với khí tài thật và tiết kiệm nhiên liệu mở máy trong thời gian huấn luyện.

Dựa trên cơ sở thiết bị đầu cuối là tủ điều khiển YK-10-2TM, nhóm nghiên cứu là sử dụng ngôn ngữ lập trình để viết phần mềm giả lập hoạt động của thiết bị trong quá trình điều khiển cấp và cắt nguồn cung cấp cho tổ hợp tên lửa S-125-2TM từ xa.

Sáng kiến giúp học viên dễ dàng hình dung về quy trình và các thao tác thực hành với tổ hợp tổ hợp S-125-2TM trên tủ YK-10-2TM.

Với việc sử dụng các nguồn ngữ lập trình bậc cao cũng giúp học viên làm chủ được kỹ thuật thao tác trên máy tính dựa trên các phần mềm hiện đại như Labview, thiết kế thuật toán điều khiển tự động hóa và giao diện đầu cuối bằng ngôn ngữ gốc (tiếng Nga) của thiết bị hoặc chuyển ngữ sang tiếng Việt.

Hiệu quả của sáng kiến được lãnh đạo Học viện PKKQ đánh giá cao và áp dụng thử nghiệm vào quá trình giảng dạy, thực hành.

Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu đang nghiên cứu mô phỏng thêm các nội dung liên quan tới khí tài của tổ hợp Pechora-2TM, như các bài kiểm tra tham số SSCĐ của khoang điều khiển YHK-2TM và trụ anten YHB-2TM để nâng cao hiệu quả đào tạo, huấn luyện ở các đầu mối đơn vị.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại