Lời chỉ trích của chuyên gia T. Ross đã tiết lộ thông tin về một chương trình phát triển vũ khí mới được Lầu Năm góc thực hiện từ năm tài khóa 2018. Theo đó, Lầu Năm góc đang tính toán tới khả năng phát triển dòng vũ khí trong không gian có tấn công tên lửa của đối phương ngay khi nó rời bệ phóng.
Theo lời chuyên gia phân tích thuộc Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và các vấn đề quốc tế Mỹ, chương trình vũ khí đánh chặn trên quỹ đạo mới của Mỹ được thực hiện trên cơ sở khôi phục Dự án “Diamond Pebbles” từng được triển khai thời chiến tranh Lạnh.
Theo dự án này, Mỹ sẽ triển khai vài nghìn vệ tinh sát thủ lên quỹ đạo thấp để ngăn chặn tên lửa đạn đạo của đối phương phóng tới theo nguyên tắc va chạm trực tiếp. Dự án “Diamond Pebbles” được coi là một phần quan trọng của Sáng kiến phòng thủ chiến lược – SDI của Mỹ thời điểm đó.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau tới năm 1994, Dự án “Diamond Pebbles” đã bị hủy bỏ.
Việc ngăn chặn tên lửa của đối phương chỉ có thể thực hiện được trong được thực hiện trước khi nó bay lên khí quyển Trái Đất. Đối với các dòng tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu rắn và lỏng hiện tại, thời gian ngăn chặn chỉ có thể thực hiện trong vòng 120-170 giây.
Chuyên gia T. Ross, để làm được điều đó với cấu hình bệ phóng tên lửa trong không gian là điều không khả thi.
Cụ thể, đối với tên lửa đánh chặn được triển khai trong vệ tinh ở độ cao 36.000km cách bề mặt Trái Đất có cơ hội rất thấp để đánh chặn tên lửa của đối phương khi nó vừa rời bệ phóng.
Phương án này cũng không khả thi, nếu Mỹ cố gắng triển khai tên lửa đánh chặn trên quỹ đạo thấp từ 160 đến 2.000km cách bề mặt Trái Đất do thời gian phản ứng của hệ thống quá chậm và tên lửa đạn đạo của đối phương sẽ nhanh chóng tiến vào khí quyển.
Việc triển khai vũ khí trên quỹ đạo ở thời điểm hiện tại vẫn quá tốn kém và thiếu hiệu quả.
Ngoài ra, chuyên gia T. Ross đánh giá, việc triển khai mạng lưới dày đặc tên lửa đánh chặn lên quỹ đạo thấp là hành động vô cùng tốn kém và thiếu hiệu quả.
Để ngăn chặn một vài tên lửa đạn đạo đối phương phòng cùng lúc sẽ cần tới hàng trăm tên lửa đánh chặn để tăng khả năng ngăn chặn mục tiêu. Trong trường hợp, chiến tranh tổng lực, hệ thống đánh chặn sẽ bị quá tải và vô hiệu.
Chuyên gia T. Ross đã dẫn lại nghiên cứu của giới khoa học quân sự Mỹ năm 2004 rằng, để đảm bảo khả năng ngăn chặn một vụ phóng tên lửa ở bất kỳ địa điểm nào trên Trái Đất, Lầu Năm góc cần triển khai 1.664 tên lửa đánh chặn trên quỹ đạo với chi phí từ 67 tới 109 tỷ USD.
Cùng với đó, do triển khai trên vũ trụ và thiếu các biện pháp phòng vệ, các vệ tinh chứa tên lửa đánh chặn rất dễ tổn thương trước vũ khí tấn công của đối phương; chỉ cần một mắt xích trong hệ thống phòng thủ tên lửa trên quỹ đạo bị bắn hạ, hiệu quả đánh chặn của cả hệ thống sẽ bị suy giảm.
Để bổ sung, Mỹ cần phóng bổ sung vệ tinh mang tên lửa đánh chặn mới. Tuy nhiên, chi phí cho việc này vô cùng tốn kém.
Chuyên gia T. Ross đề nghị, Lầu Năm góc có thể thay thế chương trình phát triển tên lửa đánh chặn triển khai trên quỹ đạo bằng chương trình mang tính hiện thực hơn. Cụ thể là tăng cường năng lực trinh sát vệ tinh quân sự của Mỹ.