Theo Sohu ngày 15/12, Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) được Mỹ và Liên Xô ký kết năm 1987 nhằm hạn chế sự phát triển của tên lửa với tầm bắn từ 500 km đến 5000 km.
Theo đó, hai bên cam kết hủy bỏ tất cả các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung (1.000 - 5.500 km) và tầm ngắn hơn (từ 500 -1.000 km) trong tương lai. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Mỹ liên tục cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước, và coi đây là cái cớ để tháng 2/2019 Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước.
Ngay sau đó Nga cũng tuyên bố rút khỏi Hiệp ước này nhưng vẫn để ngỏ khả năng đàm phán gia hạn Hiệp ước giữa hai bên.
Tổng biên tập tạp chí Quốc phòng của Nga ông Igor Korotchenko cho biết, với trình độ phát triển tên lửa hiện nay của Mỹ, nước này không thể nghiên cứu phát triển một loại tên lửa đạn đạo tầm trung chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 2/2019 đến nay (sau khi Mỹ rút khỏi INF), ngay cả Nga cũng không thể.
Do vậy, để có được cuộc thử nghiệm vừa qua, Mỹ đã chuẩn bị ít nhất 8-10 năm.
Theo đó, từ năm 2010 Mỹ đã phải tiến hành nghiên cứu phát triển loại tên lửa đạo đạo vừa thử nghiệm gần đây, mặc dù loại tên lửa này đã vi phạm nghiêm trọng INF nhưng Quân đội Mỹ vẫn bất chấp luật pháp và “lén lút” nghiên cứu phát triển.
Nếu Mỹ triển khai loại tên lửa này ở châu Âu sẽ là đòn đánh bất ngờ đối với Nga và Quân đội Nga sẽ sử dụng tất cả các công cụ để đối phó với mối đe dọa của tên lửa Mỹ.
Nói cách khác, ngay từ 8 – 10 năm trước, Mỹ “tính kế sau lưng” Nga, lên kế hoạch chuẩn bị cho việc rút khỏi INF. Các cáo buộc của Mỹ về việc Nga vi phạm INF chỉ là “giả tạo” nhằm che giấu sự thật rằng Mỹ đang phát triển tên lửa tầm trung.
Mỹ "vừa ăn cắp vừa la làng" khi giấu Nga phát triển tên lửa tầm trung? Nguồn: Sohu.
Có 2 lý do để Mỹ che giấu âm mưu của mình và đến hiện nay mới bộc lộ ra, đầu tiên Mỹ đã khẳng định rằng thực lực của Nga đang suy giảm nghiêm trọng, và khoảng cách với Mỹ cũng ngày càng lớn. Điều này làm cho Mỹ bắt đầu thay đổi “thái độ” với Nga, từ “lo sợ” trở thành “hiên ngang” đối mặt.
Nga và Mỹ có sức mạnh quân sự đặc biệt chênh lệch nhau, nhất là trong lĩnh vực sức mạnh quân sự thông thường, Mỹ đã bỏ xa Nga.
Mỹ hiện được trang bị 10 nhóm tác chiến tàu sân bay, trong khi đó Nga chỉ có 1 tàu sân bay duy nhất đang được bảo trì, thậm chí vừa qua con xảy ra vụ cháy làm thiệt hại nghiêm trọng con tàu này. Xét về phương diện máy bay ném bom và máy bay chiến đấu tàng hình, Mỹ cũng hoàn toàn “áp đảo” Nga.
Thứ hai, Mỹ cũng muốn lợi dụng INF để “trói tay chân” của Nga. Khả năng nghiên cứu và phát triển tên lửa của Nga đứng đầu thế giới, và bỏ xa Mỹ, chính Lầu Năm Góc cũng phải thừa nhận điều này. Do vậy, Mỹ phải bí mật thực hiện nghiên cứu và phát triển tên lửa tầm trung, và không cho phép Nga phát triển vũ khí mạnh hơn.
Khoảng cách giữa Mỹ và Nga trên phương diện sức mạnh thông thường ngày càng lớn. Nguồn: Sohu.
Với sức mạnh kinh tế của Mỹ, khi đã phát triển thành công tên lửa mới này, sẽ ngay lập tức được triển khai với số lượng lớn ở châu Âu, điều này sẽ tạo ra áp lực quá lớn đối với Nga.
Về phía Nga, vì điều kiện không cho phép nên Quân đội Nga không có khả năng sản xuất hàng loạt và triển khai tên lửa tầm trung, có thể nói, âm mưu này của Mỹ đã thành công, “lật ngược ván cờ” của ông Putin trong việc phát triển tên lửa để gia tăng sức ép với Mỹ. Âm mưu của Mỹ cũng chính thức tạo ra một mối đe dọa nghiêm trọng mới với Nga mà Nga vẫn chưa có lời giải.
Được biết, hôm 12/12 vừa qua, Mỹ đã hoàn thành thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung với tầm phóng hơn 500 km ở Căn cứ Không quân Vandenberg, Los Angeles. Đây là lần thử nghiệm tên lửa tấn công bị cấm theo INF thứ 2 trong 4 tháng vừa qua.
Đáng chú ý, Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga Thượng tướng Sergey Karakaev ngày 15/12 cho biết, Nga đã nhận được thông tin tình báo cho thấy, nhiều khả năng, từ nay đến cuối năm 2019 Mỹ có kế hoạch thử hai tên lửa tầm trung mới từ đất liền, loại có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân.
Trong đó một tên lửa có cánh tầm hoạt động hơn 1.000 km và một chiếc tầm hoạt động hơn 3.000 km. Ngoài ra, có thể xếp các phương tiện bay chiến đấu không người lái vào loại máy bay chiến đấu tầm ngắn và tầm trung có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân.
Bên cạnh đó, những tổ hợp phòng thủ tên lửa trang bị hệ thống phóng đa nhiệm Mk-41 đang được triển khai ở Ba Lan và Rumani, ngoài tính năng dùng để phóng tên lửa Standart-3, còn có thể phóng tên lửa hành trình từ bệ phóng trên biển Tomahawk, loại được xếp vào dạng tên lửa có cánh tầm trung phóng từ mặt đất.