Lính Trung Quốc đào ngũ bị "sỉ nhục" như thế nào?

Tú Anh |

Khi Zhang Moukang tuyên bố rằng mình không còn mong muốn phục vụ trong Quân đội Trung Quốc nữa thì anh ta đã phải đón nhận những hình phạt nặng nề, thậm chí là sỉ nhục.

Nhìn vào lượng lượng quân sự khoảng 2 triệu quân của Trung Quốc, nhiều người sẽ nghĩ rằng nếu một binh lính nước này đào ngũ chắc cũng chẳng có vấn đề gì phải chú ý.

Thế nhưng, trường hợp xảy ra hồi tuần trước với Zhang Moukang, một sinh viên đại học đến từ tỉnh Hải Nam, lại không như thế.

Khi Zhang tuyên bố rằng mình không còn mong muốn phục vụ trong Quân đội Trung Quốc (PLA) nữa thì chi tiết về các hình phạt của anh ta lập tức được đăng tải công khai trên trang tiếng Anh của PLA.

Zhang Moukang phải đối diện với tổng cộng 8 hình phạt, gồm: 2 năm không được đi ra nước ngoài; không được di chuyển trong lãnh thổ Trung Quốc bằng máy bay, tàu hỏa hay xe buýt đường trường; không được mua bất động sản; vay vốn hoặc bảo hiểm; không được mở công ty; và đăng tuyển hoặc học đại học hay cấp 3.

Tuổi của Zhang không được tiết lộ nhưng suốt cuộc đời anh ta sẽ không được phép làm việc ở cơ quan chính phủ, thậm chí đó là công việc tạm thời.

Ngoài ra, Zhang còn phải chi trả các khoản tài chính khác: 4.000 USD tiền phạt cộng với 3.750 tiền hoàn trả cho quân đội trong thời gian anh này tại ngũ, gồm các khoản phí: kiểm tra chính trị, kiểm tra y tế, chi phí đi lại ăn ở cũng như quần áo.

Chưa hết, Zhang cũng sẽ phải đối diện với các hình phạt mang tính sỉ nhục: Hành động và hình phạt của anh ta sẽ được đang tải công khai trên tivi, truyền hình, báo chí và mạng xã hội.

Lính Trung Quốc đào ngũ bị sỉ nhục như thế nào? - Ảnh 1.

Binh lính Trung Quốc duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập nước tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 1/10/2019. Ảnh: CNN

Câu chuyện của Zhang có thể hiếm nhưng không phải là duy nhất ở Trung Quốc. Một khảo sát của kênh truyền hình CNN cho thấy, ít nhất đã có vài chục trường hợp phải chịu các hình phạt giống như Zhang trong vài năm vừa qua.

Adam Ni, nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại Khoa Nghiên cứu An ninh và Tội phạm học thuộc Đại học Macquarie (Australia) nhận xét, Trung Quốc có lẽ muốn sử dụng sự việc của Zhang "như một tấm gương" để nhiều người nhìn vào đó rút kinh nghiệm.

Chuyên gia Adam Ni cũng cho rằng đây là một trong những ví dụ điển hình về những căng thẳng mà PLA phải đối diện. Một mặt, họ muốn khuếch trương hình ảnh tốt đẹp của mình nhưng mặt khác họ cũng muốn ngăn chặn những hành vi mà họ cho là xấu xa và không chấp hành kỷ luật.

Về mặt kỹ thuật, Trung Quốc hiện vẫn đang áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc nhưng trong những năm gần đây yêu cầu này hiếm khi phải cưỡng bức vì khá nhiều người tình nguyện tham gia vào các lực lượng vũ trang đang được hiện đại hóa nhanh chóng của nước này.

Tuy nhiên, quá trình hiện đại hóa lại chỉ cần tới số lính mới ít hơn nhưng phải có trình độ tốt hơn.

Một báo cáo của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ cho biết, Bắc Kinh muốn khai thác chế độ nhân lực quân sự kiểu mới để tuyển chọn được những người có khả năng đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại.

Thế nhưng, chuyên gia Adam Ni cho rằng cuộc sống gian khổ trong quân ngũ có tác động lên cả những người được đào tạo tốt nhất: "Đó là một trường tương đối khắc nghiệt, phải xa gia đình, bạn bè, phải làm nhiều công việc nặng nhọc nếu không muốn nói là nguy hiểm".

"Với phần lớn giới trẻ Trung Quốc, PLA không phải là địa chỉ lý tưởng để làm việc", Adam Ni nhấn mạnh.

Theo trang mạng quân sự Trung Quốc, cuộc sống quân đội hiện đại không phải là thứ Zhang Moukang mong muốn.

Sau khi gia nhập quân ngũ vào tháng 9 thì chỉ một tháng sau, Zhang Moukang đã bày tỏ ý định đào ngũ và đến cuối tháng 11 thì bị cho ra khỏi PLA.

Lính dù Không quân Trung Quốc huấn luyện chiến đấu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại