Nhiều người cũng có quan điểm rằng, uống nước lạnh sẽ giúp cơ thể hạ nhiệt. Nhất là trong những ngày hè nắng nóng, nước lạnh giúp cơ thể hạ nhiệt trong vài phút ngắn ngủi. Nhưng, đã bao giờ bạn nghĩ về việc nó gây ra tác hại như thế nào với cơ thể?
Vì sao không nên uống nhiều nước đá lạnh mùa hè?
1. Gây rối loạn tiêu hóa, gây mất năng lượng
Khi uống nước lạnh, mạch máu co lại, quá trình tiêu hóa bị hạn chế. Thay vì làm việc để tiêu hóa thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng để tạo ra năng lượng, cơ thể bạn sẽ dùng năng lượng để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Điều này có thể gây ra chứng khó tiêu.
Nếu bạn uống nước lạnh trong khi ăn hoặc ngay sau khi ăn, nhiệt độ nước có thể làm rắn chất béo từ các loại thực phẩm bạn vừa ăn, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong quá trình tiêu hóa các chất béo này.
2. Làm chậm nhịp tim
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nước đá kích thích dây thần kinh Vagus - Dây thần kinh sọ thứ 10 và là một phần quan trọng trong hệ thống thần kinh tự trị của cơ thể để kiểm soát hành động không tự nguyện của cơ thể. Nước đá hoạt động như một kích thích cho các dây thần kinh này và làm giảm nhịp tim của bạn.
3. Làm suy yếu hệ miễn dịch
Uống nước lạnh sau bữa ăn còn tạo ra chất nhầy dư thừa trong cơ thể, từ đó làm giảm chức năng hệ miễn dịch, tăng nguy cơ bị cảm lạnh và các bệnh khác.
Ngoài ra, một nghiên cứu nhỏ được thực hiện từ năm 1978 tiết lộ, uống nước lạnh có thể làm nhầy mũi dày hơn khiến cho không khí đi qua bị hạn chế hơn. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng soup gà và nước ấm tốt hơn cho đường hô hấp.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang điều trị cảm hoặc cúm, uống nước lạnh có thể khiến tình trạng mũi của bạn trở nên tồi tệ hơn.
Một số vấn đề sức khỏe cũng trở nên tồi tệ hơn do uống nước lạnh. Chẳng hạn như một nghiên cứu năm 2001 đã phát hiện ra uống nước lạnh có liên quan đến chứng đau nửa đầu.
Trong y học cổ đại Trung Quốc, uống nước lạnh kèm với ăn thức ăn nóng được cho là gây ra sự mất cân đối. Thông thường, các bữa ăn trong văn hóa Trung Quốc thường được phục vụ kèm nước ấm, trà nóng.
Vì sao nên uống nước ấm thay cho nước lạnh?
Nước ấm thải độc cơ thể
Uống nước ấm buổi sáng sẽ giúp bạn loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, từ đó góp phần phòng ngừa nhiều bệnh tật. Để phát huy tác dụng tốt hơn, bạn có thể thêm 1 lát chanh vào nước ấm, vitamin C sẽ làm hồi sinh các tế bào trong nước ấm để thải độc cơ thể.
Giảm đau
Nước ấm đã được chứng minh là có tác dụng giảm đau bụng kinh nguyệt và giảm đau đầu. Uống nước ấm giúp làm tăng lưu thông và cải thiện lưu lượng máu. Nếu bị chuột rút cũng nên uống nước ấm vì nó giúp thư giãn các cơ.
Giảm mức độ căng thẳng
Khi cảm thấy stress, hãy uống 1 ly nước ấm bởi nó sẽ giúp hệ thống thần kinh trung ương hoạt động tốt.
Một số đối tượng không nên uống nước đá lạnh:
Trẻ nhỏ
Đường ruột và dạ dày của trẻ nhỏ phát triển chưa hoàn thiện, cực kỳ nhạy cảm đối với những kích thích của nước lạnh, đồ uống lạnh. Trẻ nhỏ uống đồ lạnh sẽ gây ra một số chứng bệnh như tiêu chảy, đau bụng, đau họng, ho… hơn nữa còn dễ gây bệnh viêm họng cấp tính, bệnh đường ruột…
Đặc biệt, trẻ nhỏ trong khoảng 6 tháng tuổi thì tuyệt đối không nên cho uống nước lạnh và dùng các các đồ uống lạnh.
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt uống nhiều đồ lạnh sẽ khiến các mạch máu nhỏ ở khoang chậu co lại, từ đó phát sinh các hiện tượng như đau bụng kinh, thậm chí kiệt sức, cho nên cần phải hạn chế dùng đồ uống lạnh.
Phụ nữ mang thai và người già
Ở phụ nữ mang thai và những người cao tuổi, chức năng tiêu hóa bị giảm sút, khả năng hấp thụ các đồ uống lạnh cũng không tốt như trước. Nếu uống nhiều nước lạnh, nhẹ thì sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, nặng hơn thi có thể gây ra một số bệnh về đường ruột.
Vì thế với phụ nữ mang thai và người già, đặc biệt là những người có thể trạng không tốt nên ít hoặc không uống nước lạnh.
Người bị bệnh về tiêu hóa
Những người bị bệnh về tiêu hóa như loét dạ dày cấp tính, viêm đường ruột cấp tính… nếu uống nước lạnh hoặc dùng đồ uống lạnh sẽ làm cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu, từ đó làm giảm chức năng tiêu hóa và khả năng sát khuẩn của dạ dày, ruột dẫn đến các chứng bệnh về tiêu hóa,
Những người bị bệnh về tim mạch
Khi một lượng lớn đồ uống qua đường tiêu hóa thức ăn xuống dạ dày, có thể dẫn đến việc co thắt các động mạch ở xung quanh, dẫn đến rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, đau cơ tim. Chính vì thế, những người bị bệnh về tim mạch khi bệnh tình khá nặng thì tốt nhất không nên sử dụng đồ uống lạnh.
Những người đang ra nhiều mồ hôi
Sau khi lao động mệt nhọc, mồ hôi ra nhiều khiến bạn cảm thấy rất khát nước. Vừa nóng, vừa khát nên ai cũng thích uống một cốc nước đá hoặc bia lạnh để giải khát. Nhưng thực tế không đúng như vậy vì khi đó phân tử nước lạnh lúc đó đang tích hợp lại sẽ khó có thể thâm nhập vào tế bào, nên dù có uống nhiều nước lạnh thì cơ thể vẫn thiếu nước.
Hơn nữa, đối với người mới bị cảm mạo, say nắng do mồ hôi không thoát ra được, cơ thể không tản nhiệt được sẽ làm tăng nguy cơ bị sốt. Nếu lúc đó uống nước lạnh vào sẽ khiến bệnh càng nặng hơn.
Những người bị sâu răng
Những người bị sâu răng khi ăn uống đồ lạnh sẽ làm cho răng bị đau buốt hơn, đồng thời làm giảm sức kháng bệnh của răng dễ gây ra các bệnh răng miệng khác, cho nên những người sau răng không nên ăn uống đồ lạnh.