Ngày nay, do ngày càng nhiều người không chú ý đến thói quen ăn uống, lối sống nên ngày càng có nhiều người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi mắc bệnh tiểu đường, người đó cần insulin để duy trì sự cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể. Trên thực tế, ngoài việc điều trị bằng thuốc, chúng ta còn có thể làm giảm lượng đường trong máu cao trong chế độ ăn uống hàng ngày, gọi là "insulin tự nhiên", uống hòa với nước có thể ổn định lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Ngô là món ăn phổ biến với nhiều người. Nhưng hầu hết mọt người thường bỏ râu ngô khi sơ chế.
Theo Đông y, râu ngô và ruột bấc trong thân cây ngô có vị ngọt và tính bình, tác động vào 2 kinh thận và bàng quang. Râu ngô được dùng làm thuốc trong điều trị nhiều bệnh đường tiết niệu: Đái vàng rắt buốt, bí tiểu, viêm đường tiết niệu, tiểu ra máu, xuất huyết nội tạng, sạn trong gan, mật, thận, sỏi niệu quản, bàng quang, phù thũng.
Trong râu ngô có chứa phong phú các loại vitamin và khoáng chất như: Vitamin A; vitamin K; vitamin nhóm B: B1, B2, B6 (pyridoxine); vitamin C; vitamin PP; các flavonoid: inositol, axit pantothenic; các saponin; các steroid như sitosterol và stigmasterol; dầu béo; các chất đắng; vết tinh dầu và các chất vi lượng khác.
Râu ngô cũng có tác dụng như "insulin tự nhiên"có thể làm giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa tổn thương cơ thể do lượng đường trong máu cao, từ đó làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng. Vì vậy, nếu bạn có lượng đường trong máu cao, bạn cũng có thể uống nước râu ngô để hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu.
Công dụng của râu ngô đối với sức khỏe
Ngoài ra, nước râu ngô còn có nhiều công dụng hữu hiệu đối với sức khỏe con người:
-Làm tăng bài tiết mật và giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng.
-Uống nước râu ngô hàng ngày có tác dụng rất hiệu quả đối với người bị ứ mật và sỏi túi mật .
- Hỗ trợ cải thiện các bệnh về tim mạch.
- Có lợi cho thận, giúp lợi tiểu, hỗ trợ điều trị lâu dài cho người bị bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và sỏi niệu quản. Nó sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat.
Nước luộc râu ngô có tác dụng cầm máu trong trường hợp xuất huyết tử cung, nhất là những người dễ chảy máu.
Cách nấu trà râu ngô
Là một bài thuốc cực tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày nên sử dụng 30 – 60g (râu khô) hoặc 100 – 200g (râu tươi) để nấu nước uống.
Cách nấu trà râu ngô đơn giản nhất là đun nước thật sôi, sau đó bỏ vào ấm một ít râu ngô tươi hoặc khô. Sau đó, đậy nắp và đun sôi trong vòng vài phút đến khi nước chuyển sang màu nâu, bốc ra mùi thơm râu ngô thì tắt bếp. Nước râu ngôi đun sôi có thể để nguội uống dần trong ngày.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp râu ngô với các loại thảo mộc khác như mía, hạt kỳ tử, hoa cúc, cam thảo… để hãm nước sôi, uống thay nước trà.
Bạn cần lưu ý lựa chọn loại râu ngô sạch, tươi bởi vì, râu ngô rất dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu trong quá trình trồng trọt. Khi chọn mua cần lựa các loại râu ngô sợi to, bóng, mượt và có màu nâu nhung. Râu ngô có thể sơ chế sạch sẽ, phơi khô để bảo quản được lâu hơn.