Mời sếp ăn tối nhưng họ đáp “không rảnh”, người thường nói “không sao đâu”, người EQ cao nói lời khôn ngoan, dễ ghi điểm

Huyền Giang |

Có dịp mời lãnh đạo đi ăn nhưng họ lại từ chối, trong trường hợp này những người có trí tuệ cảm xúc cao vẫn đối đáp khôn ngoan, tránh mất lòng đối phương.

Mối quan hệ của nhân viên và cấp trên là điều đáng chú ý ở nơi làm việc. Nếu như chúng ta gây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với lãnh đạo, chắc chắn sự nghiệp sẽ thăng hạng, lâu bền hơn. Ngược lại, những người gây ấn tượng xấu trong cảm nhận của sếp sẽ khó lòng phát triển công việc trong tương lai. Bởi vậy, trong mọi hoàn cảnh, chúng ta cần biết cách cư xử, ăn nói thông minh để cấp trên lúc nào cũng cảm thấy thoải mái, có thiện cảm với bạn.

Trong 1 vài trường hợp, nhân viên muốn mời sếp dùng bữa thân mật, để thể hiện tình cảm chân thành của họ. Tuy nhiên, nhiều lúc cấp trên sẽ bận việc và không thể tới nhưng chúng ta cũng cần thể hiện thái độ khôn khéo tránh khiến sếp phải bận tâm. Nếu như người bình thường sẽ nói “thôi không sao đâu”, “không vấn đề gì cả”... thì những người có trí tuệ cảm xúc cao lại ghi điểm nhờ cách cư xử dưới đây:

1. Thể hiện thái độ tôn trọng người lãnh đạo

Những người có trí tuệ cảm xúc cao luôn tôn trọng lãnh đạo hết mực. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, họ đều thể hiện sự lịch sự và tôn trọng đối phương. Trong trường hợp lãnh đạo có việc bận, không thể tham gia bữa tiệc, người EQ cao sẽ đáp lại khôn khéo: “Dạ nếu như anh/chị thường bận rộn nên em nghĩ anh/chị cứ tập trung giải quyết công việc trước đi ạ. Em và anh/chị có thể tổ chức 1 bữa tiệc nhỏ khác chứ không nhất thiết phải là hôm nay”.

Mời sếp ăn tối nhưng họ đáp “không rảnh”, người thường nói “không sao đâu”, người EQ cao nói lời khôn ngoan, dễ ghi điểm- Ảnh 1.

Người có trí tuệ cảm xúc cao thường không làm mất lòng ai. Ảnh minh họa: Internet

Khi 1 người cấp dưới nói lời khôn ngoan này, chắc chắn lãnh đạo sẽ thấy thoải mái. Bên cạnh đó, người EQ cao cũng sẽ giữ thái độ vui vẻ, hòa nhã, không biểu lộ cảm giác khó chịu lúc này.

2. Hẹn vào buổi khác

Người khôn ngoan thường làm chủ cuộc trò chuyện của họ. Trong trường hợp cấp trên không thể tham dự tiệc tối, người EQ cao chắc chắn sẽ nhanh trí hẹn lại vào 1 ngày khác. Chúng ta nên để cấp trên tự lựa chọn lịch phù hợp vì họ là người quan trọng trong bữa tiệc này. Điều này cũng tạo cho lãnh đạo của bạn sự thoải mái. Họ cũng sẽ đánh giá bạn là người tinh tế, khôn ngoan và luôn biết trên biết dưới.

Mời sếp ăn tối nhưng họ đáp “không rảnh”, người thường nói “không sao đâu”, người EQ cao nói lời khôn ngoan, dễ ghi điểm- Ảnh 2.

Để tạo sự thoải mái cho sếp, bạn nên để họ lựa chọn lịch tổ chức bữa tiệc. Ảnh minh họa: Internet

Sự chân thành và nhiệt tình của bạn chắc chắn sẽ khiến lãnh đạo cảm thấy hài lòng. Trong cảm nhận của họ, bạn không chỉ là 1 người nhiệt tình mà còn tinh tế. Vì vậy, bạn dễ ghi điểm cao trong lòng cấp trên.

3. Giải thích về lý do tổ chức tiệc

Dù cấp trên có thể đến được bữa tiệc hay không, bạn cũng cần cho họ thấy lý do tổ chức bữa tiệc thân mật này. Thực chất, nhiều người đa nghi sẽ nghĩ rằng bạn mời cấp trên ăn tối chỉ vì muốn lấy lòng, muốn thăng tiến. Vì thế, người EQ cao sẽ khéo léo giải thích đây là cuộc gặp gỡ xuất phát từ tấm lòng và tình cảm. Đây cũng là lời cảm ơn dành cho cấp trên vì đã tạo điều kiện và cơ hội cho nhân viên khẳng định năng lực trong công việc.

Hơn nữa, bạn cũng không nên tổ chức bữa tiệc quá hoành tráng, tốn kém. Điều này sẽ khiến người ngoài đánh giá không tốt, cho rằng bạn đang có ý đồ xấu. Trường hợp này làm cấp trên cũng ái ngại khi bạn bỏ quá nhiều tiền để tổ chức 1 buổi tiệc xa xỉ. Vì thế, rất có thể bữa tiệc mà bạn tổ chức sẽ không được tự nhiên và đánh mất đi giá trị vốn có của nó.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại