MiG-35 Nga bay rơi một phần cánh khi trình diễn tại MAKS-2019

Tú Anh |

Khi gặp sự cố tại triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2019, chiếc máy bay chiến đấu MiG-35D thế hệ 4++ có thể đang được điều khiển bởi phi hành đoàn của Không quân Ấn Độ.

Một máy bay chiến đấu tiên tiến hai chỗ ngồi MiG-35D thế hệ 4 ++ đã bị rơi mất một phần cánh bên trái khi tham gia buổi bay trình diễn tại triển lãm hàng không MAKS-2019 tại căn cứ không quân Zhukovsky ở ngoại ô Moscow ngày 29/8/2019 vừa qua.

Khi gặp sự cố, MiG-35D có thể đang được điều khiển bởi phi hành đoàn của Không quân Ấn Độ. Tuy nhiên, sau đó chiếc máy bay vẫn tiếp tục hoàn thành màn trình diễn và hạ cánh an toàn mà không gặp thêm sự cố nào.

Phần cánh bị rơi xuống một vùng đất cách không xa địa điểm bay trình diễn và đã được các phóng viên Lance Riegle và Tom Demerly của trang mạng The Aviationist nhanh tay chụp được.

MiG-35 Nga bay rơi một phần cánh khi trình diễn tại MAKS-2019 - Ảnh 1.

Thời khắc sau khi một tấm cánh văng ra khỏi MiG-35 tại MAKS-2019 hôm 29/8/2019. Ảnh: The Aviationist

Sự cố của MiG-35D tại triển lãm MAKS-2019 diễn ra chỉ đúng 27 ngày sau khi một vụ việc tương tự cũng đã từng xảy ra với chiếc F-16 từ đội bay thử nghiệm của Không quân Mỹ (USAF) ở sân bay Willow Run tại Michigan ngày 2/8/2019.

Việc một máy bay chiến đấu bị rơi mất một bộ phận nào đó khi bay trình diễn không phải là điều hiếm thấy bởi khi đó các máy bay phải chịu lực G cao bất thường.

"Điều đó thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Đó là sự cố bình thường với một chiếc F-16 hoặc bất kỳ máy bay nào khác. Đôi khi các chốt vít vẫn bị bung", Garrett Schmitz - chỉ huy trưởng phi đội bay biểu diễn F-16 Fiper của Không quân Mỹ cho biết.

MiG-35 Nga bay rơi một phần cánh khi trình diễn tại MAKS-2019 - Ảnh 2.

MiG-35 vẫn hoàn thành chuyến bay biểu diễn sau khi một tấm cánh bên trái bị rơi. Ảnh: The Aviationist

MiG-35 là phiên bản xuất khẩu quan trọng của Mikoyan, công ty thành viên thuộc Tập đoàn Chế tạo Máy bay Thống nhất Nhà nước Nga. Mikoyan chào bán các máy bay MiG-35 tiệm cận thế hệ 5 với khung thân được nâng cấp gần như toàn bộ cùng các hệ thống điện tử hàng không tiên tiến ở mức giá khá mềm so với các mẫu tương tự của phương Tây.

Phiên bản xuất khẩu của MiG-35 có hai biến thể, một chỗ ngồi và hai chỗ ngồi. Cả hai phiên bản đều trang bị Radar quét mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) tiên tiến để tìm kiếm các mục tiêu không đối không có tầm bắn, khẩu độ và tốc độ tăng cường.

MiG-35 cũng được cải thiện hiệu suất hoạt động đáng kể so với các phiên bản trước đó thuộc gia đình máy bay chiến đấu MiG-29, gồm cả tầm bắn xa hơn.

Hệ thống radar Phazotron Zhuk-A/AE của MiG-35 ở cả hai biến thể được đánh giá là có tầm nhìn trên 260 km và khả năng theo dõi tới 30 mục tiêu cùng một lúc khi hoạt động đồng thời ở chế độ không đối không và không đối đất.

MiG-35 mới có thể mang được tải trong lên tới 6.500 kg, trang bị pháo hàng không Gryazev-Shipunov GSh-30-1 30 mm với 150 viên đạn.

Thông số kỹ thuật được Mikoyan công bố tại MAKS-2019 cho biết, MiG-35 có khả năng đạt tốc độ tối đa 2.400 km/giờ (trên Mach 2) và đạt tầm hoạt động 2.400 km mà không cần tiếp nhiên liệu trên không.

MiG-35, tiêm kích thế hệ 4++ của Nga phô diễn sức mạnh

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại