Một cốc trà bồ công anh: Phòng chữa nhiều loại bệnh
Bồ công anh là cây dược liệu được Bộ y tế Trung Quốc xếp vào danh sách cây quý có tác dụng dược liệu cao, là thành phần thuốc quan trọng trong các bài thuốc Đông y nổi tiếng.
Trong cuốn sách Đông y lâu đời của Trung Quốc "Bản thảo cương mục" ghi rằng, bồ công anh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, loại bỏ độc tố trong thực phẩm, làm tiêu tan các khối u ác tính, giảm sưng viêm.
Trong sách "Đường bản thảo", "Thần y bản thảo kinh" và "Trung dược đại từ điển" của Trung Quốc cũng đã ghi lại rất nhiều thông tin, được các chuyên gia y tế nổi tiếng hiện đại đánh giá cao.
Trong dân gian, đây cũng là loại cây được dùng để điều trị các bệnh như viêm vú, các chứng viêm do nhiễm trùng, viêm màng não, bệnh cúm, bệnh gan mật, bốc hỏa, nước tiểu màu đỏ và các bệnh khác.
Theo nghiên cứu hiện đại, cả rễ và lá bồ công anh đều lượng vitamin và khoáng chất, thành phần hoạt tính rất phong phú, có tác dụng làm khỏe gan mật rất hiệu quả, làm giảm cholesterol.
Tại châu Âu, bồ công anh còn được gọi với cái tên nôm na là "cỏ đái dầm" với ý rằng sử dụng loài cỏ này sẽ rất lợi tiểu, giúp cho người có vấn đề về bệnh phù nề, ứ nước có thể giải phóng bớt nước thừa trong cơ thể.
Cây bồ công anh
Một số cách pha trà đơn giản, dễ uống, nhiều tác dụng
1. Trà bồ công anh hoa hồng
Nguyên liệu: Hoa hồng 0.5g, rễ bồ công anh3.5g, pha thành trà uống hàng ngày.
Công dụng: 2 món này kết hợp lại sẽ tạo thành món đồ uống không gây lạnh, không khô, đặc hợp thích hợp cho phụ nữ. Với tác dụng chống viêm nổi bật, giúp phụ nữ phòng bệnh viêm vú, đau vùng ngực. Hoa hồng có tác dụng tăng khí huyết cho gan, thích hợp cho người có vấn đề về gan.
2. Trà bồ công anh hoa cúc
Nguyên liệu: Bồ công anh 2.2g, đài hoa cúc 0.5g, kim ngân hoa 0.3g
Cốc trà 3 vị này có tác dụng đặc biệt trong phòng chống viêm, làm cho da dẻ mát mẻ. Tuy nhiên, do trà có tính lạnh, nên phù hợp hơn với nam giới. Những người thường xuyên uống rượu thì có thể dùng món trà tam bảo này như một loại đồ uống giải độc cho gan, dưỡng gan hiệu quả.
Bồ công anh có tác dụng phòng tránh viêm gan, có thể giúp gan giải độc nhanh hơn, thúc đẩy quá trình tự chữa lành khi gan gặp tổn thương. Hoa cúc và kim ngân hoa đều có tác dụng bình gan sáng mắt, phòng các chứng ho do viêm.
3. Trà bồ công anh chè xanh
Nguyên liệu: Lá bồ công anh 2.0g, trà xanh 0.8g, hoa quế 0.2g
Loại trà này thích hợp cho người bị chứng hơi thở hôi, hôi miệng nói chung. Bồ công anh là một vị thảo dược lợi tiểu và chống viêm, giải độc tốt nhất nên rất phù hợp với nhiều người trung niên dễ bị nhiễm trùng hoặc viêm răng miệng, dẫn đến hôi miệng.
Bồ công anh có thể làm giảm nhanh chứng viêm họng, viêm nướu, khử mùi hôi của hơi thở. Bên cạnh đó, trà xanh làm cho hơi thở trở nên thơm mát hơn, giúp nam giới loại bỏ mùi khói thuốc trong miệng. Hoa quế có mùi thơm dịu, ngọt ấm, điều chỉnh vị lạnh của bồ công anh, uống nhiều sẽ giảm bớt sự bốc họa, nóng trong người.
4. Trà bồ công anh râu ngô
Nguyên liệu: Râu ngô 1g, bồ công anh 0.4g, ngọc trúc 0.3g, hoa hồng 0.3g
Tác dụng lớn nhất của món trà này chính là điều tiết đường huyết. Bồ công ảnh vốn là thảo dược có tác dụng điều hòa và ổn định đường huyết, khi kết hợp với râu ngô có thể làm tăng hương vị thơm ngọt và khả năng ổn định lượng đường trong máu tốt hơn nhiều lần.
Đây có thể được coi là món đồ uống tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thì cũng có thể uống để phòng bệnh.
Ngọc trúc
5. Trà bồ công anh lá sen
Nguyên liệu: Cánh hoa hồng 0.3g, rễ bồ công anh 0.7g, lá sen 2g
Món đồ uống này rất thích hợp cho người đang có nhu cầu giảm cân. Bồ công anh là đồ uống thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, trong khi lá sen là thành phần chính trong nhiều thực đơn giảm béo, cả 2 kết hợp sẽ mang lại tác động kép.
Thêm cánh hoa hồng để nhấn mạnh tác dụng làm đẹp, bổ âm, dưỡng nhuận nhan sắc, là một thực đơn giảm cân vô cùng hoàn hảo.
Lá sen
10 tác dụng nổi trội nhất của bồ công anh
1. Giải nhiệt, thải độc, lợi tiểu.
2. Chất kháng sinh tự nhiên, chống virus, chống vi khuẩn, chống viêm.
3. Dưỡng gan, tốt cho túi mật, có lợi cho dịch mật đẩy nhanh vào ruột, nghiên cứu lâm sàng cho thấy bồ công anh có tác dụng mạnh đối với bệnh co thắt dạ dày, bệnh sỏi túi mật, điều trị viêm gan vàng da.
4. Chống lở loét, giết chết các vi khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày, nghiên cứu y học đã chứng minh bồ công anh có tính diệt khuẩn hiệu quả tương tự thuốc Tây nhưng lại không có tác dụng phụ như thuốc Tây.
5. Cải thiện khả năng miễn dịch, như một loại mỹ phẩm chăm sóc da, đóng một vai trò trong việc làm trắng da, làm đẹp.
6. Điều trị các bệnh viêm vú cấp tính, viêm hạch, viêm kết mạc cấp tính, sốt, cảm lạnh, viêm họng cấp tính, viêm amiđan, viêm cấp tính đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm dạ dày, viêm gan, viêm túi mật, nhiễm trùng đường tiết niệu.
7. Điều trị đau và cồng kềnh, mụn trứng cá và các bệnh viêm da nói chung.
8. Có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh sưng tuyến giáp, làm cho tuyến giáp mềm mại hơn.
9. Làm cho hơi thở thơm tho tươi mát hơn, loại bỏ chứng hơi thở hôi, viêm loét miệng và phòng ngừa miệng bị nóng, nổi mụn nhiệt miệng, đẩy nhanh tiến độ chữa lành vết loét miệng.
10. Phòng chống ung thư: Theo báo cáo nghiên cứu mới nhất, với chiết xuất từ rễ cây bồ công anh, dưới những điều kiện nhất định, có thể giết chết 98% các tế bào ung thư trong vòng 48 giờ, nghiên cứu đang được thực hiện để khám phá kết quả ở khía cạnh lâm sàng.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là rễ bồ công anh có thể chữa khỏi bệnh ung thư, nhưng ít nhất chiết xuất từ rễ cây bồ công anh sau khi chiết lọc và điều trị, có thể được xem như là một hướng đi mới trong phát triển chế xuất thuốc chống ung thư để điều trị trên người.
Ngoài tác dụng là dược liệu, bồ công anh cũng có thể dùng như một loại rau, chè, có thể dùng để xào nấu cùng với trứng, làm nhân bánh đều là cách chế biến ngon. Mùi vị của rễ bồ công anh khá tương đồng với mùi cà phê, vì vậy bạn hãy thử uống món trà thảo dược dân giã này hàng ngày.
Lưu ý: Mặc dù trà chế biến từ bồ công anh rất tốt, nhưng không phù hợp với người mắc bệnh lạnh bụng (vị hàn). Nếu vẫn muốn uống thì cần pha thêm hoa hồng, táo tàu và uống nóng ấm. Mặc dù các món trà trên đều được Đông y đánh giá cao nhưng bạn cần phải thử nghiệm trước khi uống nhiều ngày.
*Theo Health/TT