Măng tây là loại rau cao cấp được có nguồn gốc từ châu Âu, nhập khẩu về Việt Nam. Chính vì thế nó được mệnh danh là ‘rau hoàng đế’. Loại rau này được rất nhiều người ưa chuộng bởi sự bổ dưỡng của nó và ăn khá ‘lạ miệng’.
Măng tây khác với các loại măng "ta" ở chỗ nó không phải là củ mà là ngọn. Măng tây khi ăn có vị thơm, cắn vào có cảm giác giòn, ngọt ngọt, chát chát. Dùng làm súp hay đem xào, luộc, hấp, nướng... đều có vị ngon rất khác biệt so với các loại rau khác.
Không chỉ làm thực phẩm, măng tây còn được sử dụng như một loại thuốc, do có tính chất lợi tiểu, và nhiều lợi ích khác nữa. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, 93% thành phần của măng tây là nước. Măng tây ít calo, chứa nhiều vitamin B6, canxi, magiê, kẽm, chất xơ, protein, beta-carotene, vitamin C, vitamin E, vitamin K… cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời và bổ dưỡng cho cơ thể con người.
Công dụng của măng tây
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Măng tây rất giàu chất xơ, kali và folate nên sẽ có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu cũng như giúp ổn định huyết áp. Qua đó bạn cũng sẽ được giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch hay bị đột quỵ.
Kích thích tiểu tiện
Trong nhiều bài thuốc thì măng tây được dùng như một bài thuốc lợi tiểu tự nhiên. Những ai mắc chứng thận yếu, bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt nếu thường xuyên sử dụng sẽ giúp hoạt động đi tiểu thông suốt hơn.
Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh lý đường hô hấp
Có bài thuốc truyền lại rằng nếu ai đang bị ho, viêm họng thì hãy lấy rễ cây măng tây sắc uống hàng ngày. Nước sắc từ rễ sẽ có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên. Do đó nên chúng có tác dụng tích cực giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.
Ngăn ngừa loãng xương
Măng tây là nguồn dồi dào vitamin K,giúp cho quá trình đông máu nhanh hơn, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe của xương.
Cải thiện sức khỏe của đường ruột, hệ tiêu hóa
Hệ thống vi sinh vật trong đường ruột phát triển mạnh nhờ inulin có trong măng tây từ đó thúc đẩy tiêu hóa, giúp thức ăn được nghiền nát sau đó dễ dàng di chuyển trong đường ruột và ra bên ngoài.
Hỗ trợ giảm cân một cách an toàn
Một trong những tác dụng thường thấy của măng tây trong làm đẹp chính là giảm cân an toàn. Chúng sở hữu thành phần giàu chất xơ nhưng lại chứa ít chất béo bão hòa. Do đó đây là thực phẩm lý tưởng nên có trong thực đơn của người đang muốn giảm cân. Thực phẩm này giúp giảm cân an toàn cũng như không có nhiều tác dụng phụ khác.
Chống lão hóa, làm đẹp da
Glutathione có ở măng tây có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím, giúp cải thiện làn da rám nắng, lão hóa do tuổi già. Trong 3 loại măng tây thì măng tây tím là loại biểu hiện công dụng này rõ ràng hơn cả. Bạn có thể kết hợp ăn măng tây trong các bữa ăn của mình thay vì dùng thuốc hay thực phẩm chức năng.
Chống viêm
Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2.
Măng tây có tác dụng chữa bệnh viêm bàng quang,ngừa sỏi thận, mật…có hợp chất chống oxy hóa, măng tím có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa hơn màu khác…
Tăng cường sinh lý
Các loại vitamin E, A, C, vitamin B6 trong cây măng tây làm kích thích ham muốn tình dục ở nữ giới, đóng vai trò quan trọng để sản sinh ra các testosterone. Ngoài ra, măng tây còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau khi phụ nữ đang có kinh.
Măng tây được xem là loại thần dược dành cho nam giới. Đây là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, được xem như một loại thuốc kích dục tự nhiên quý giá.
Ngăn ngừa ung thư
Chất glutathione trong măng tây sẽ rất tốt trong việc điều trị và phòng ngừa ung thư. Theo viện Ung Thư Quốc Gia Mỹ, măng tây cung cấp hàm lượng glutathione dồi dào hơn bất kì loại thực phẩm nào khác. Nó có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do gây bệnh ung thư trong cơ thể.
Tác dụng phụ không mong muốn
Việc ăn măng tây sẽ mang tác dụng tốt nếu ăn với liều lượng hợp lý, khoảng 2 – 3 bữa/ tuần. Ngay cả với những người khỏe mạnh, việc ăn quá nhiều có thể gây ra một số vấn đề sau:
Khô miệng, mất nước: Ăn măng tây có tác dụng lợi tiểu, nhưng ăn với số lượng nhiều thì có thể gây mất nước, cơ thể mệt mỏi, khô miệng.
Gây mùi hôi cơ thể: Trong măng tây chứa 1 lượng nhỏ lưu huỳnh, có thể gây hôi miệng, hôi nách… ảnh hưởng tâm lý người dùng và mọi người xung quanh.
Giảm cân đột ngột: Khi ăn quá nhiều măng tây, trọng lượng cơ thể bạn sẽ giảm cân nhanh chóng nhờ chức năng lợi tiểu của loại rau này. Tuy nhiên, đây lại là hình thức giảm cân không mong muốn.
Các trường hợp dùng măng tây để chữa bệnh đều nên hỏi ý kiến của bác sĩ và tư vấn của thầy thuốc trước khi áp dụng.
Những người sau không nên ăn măng tây
Những người bị phù nề
Những người đang gặp tình trạng phù nề do các chứng rối loạn suy tim hoặc thận, thì bạn không nên động đến các món ăn chế biến từ măng tây bởi loại rau này nhiều nước có thể khiến tình trạng phù nề thêm trầm trọng. Đối tượng này nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.
Những người đang uống thuốc ngừa cao huyết áp
Măng tây là loại thực phẩm có tác dụng điều chỉnh huyết áp và có khả năng giảm rủi ro do tăng huyết áp. Tuy nhiên, những bệnh nhân đang bị tăng huyết áp và đang trong giai đoạn sử dụng thuốc hạ huyết áp cần phải cẩn trọng khi ăn măng tây vì loại rau này có thể phản ứng với thuốc, khiến cho huyết áp giảm xuống đột ngột gây nguy hại cho cơ thể.
Những người bệnh gút
Để có thể hạ axit uric, bệnh nhân thường phải hạn chế đưa purin vào cơ thể. Tuy nhiên, măng tây lại là thực phẩm chứa lượng purin khá cao (trên 150mg/100g thực phẩm) vì vậy để tránh tình trạng bệnh gút trở nên trầm trọng hơn hoặc gây đau khớp nghiêm trọng thì bệnh nhân không nên sử dụng.
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
Măng tây không an toàn khi sử dụng kết hợp với các loại thuốc trong quá trình mang thai và cho con bú. Trong thực tế, chiết xuất măng tây được sử dụng để kiểm soát sinh đẻ vì nó đóng vai trò ảnh hưởng tới nội tiết tố.