Nhiều vườn nhà, đặc biệt là ở vùng quê thường bắt gặp những bụi rau sam tự mọc xanh mướt. Nhưng không ít người lại cảm thấy phiền phức và nhổ bỏ đi, thật là uổng phí nếu như bạn biết được những lợi ích tuyệt vời từ rau sam .
Từ xưa, rau sam đã được biết đến là một loại thực vật có giá trị dinh dưỡng và dược tính cao
Không những mọc phổ biến ở Việt Nam mà ngay cả ở Trung Quốc, rau sam cũng không xa lạ mà còn được tận dụng từ rất sớm. Đặc biệt vào thời nhà Đường đã có rất nhiều câu chuyện về việc người bệnh được cứu chữa từ chính những bụi rau sam tự mọc này.
Không những mọc phổ biến ở Việt Nam mà ngay cả ở Trung Quốc, rau sam cũng không xa lạ mà còn được tận dụng từ rất sớm.
Theo các thầy thuốc Đông y xưa nay, rau sam luôn được nhắc đến như một loại nguyên liệu thiên nhiên ban tặng với giá trị dược tính rất cao. Rau sam có tính hàn, vị chua, nhập kinh gan, tỳ và đại tràng.
Trong quyển "Khai bảo bản thảo" có viết: "Dùng rau sam lâu dài thật sự sẽ không uổng phí. Nó chữa trị ung nhọt, sát khuẩn vô cùng hữu hiệu. Nếu uống nước ép tươi còn có thể giúp thải các độc tố trong cơ thể".
Ngoài ra, trong quyển "Bản thảo cương mục" lại ghi chép rằng: "Rau sam có công dụng tiêu phù, làm tan các khối tụ máu, nhuận tràng, giải độc và điều trị chứng đổ mồ hôi lạnh sau sinh".
Theo góc độ Tây y, rau sam còn có thành phần dinh dưỡng vô cùng phong phú, bao gồm sắt, ma giê, kali, canxi cùng với các vitamin nhóm A, nhóm B, C và E. Điều đáng nhắc đến chính là rau sam còn được các chuyên gia nghiên cứu nhắc đến như một nguồn chứa hàm lượng Omega-3 cao nhất trong họ rau cải, gấp 5 lần so với cải bó xôi.
Trong một bài phát biểu trên tuần san "Thế giới khoa học" có viết: "Dù là loại rau tự mọc nhưng rau sam lại có các phẩm chất tuyệt vời về dinh dưỡng cao hơn so với nhiều loại rau cải được trồng. Đặc biệt nó có chứa hàm lượng cao các vật chất hữu ích cho sức khỏe con người, bao gồm β-Carotene, Axit ascorbic, α-Linolenic acid và còn có tính kháng oxi hóa rất cao.
Công hiệu bất ngờ từ những bụi rau sam
Sở dĩ rau sam còn được gọi là "chất kháng sinh thiên nhiên" chính là do tác dụng kháng khuẩn tối ưu của nó. Theo các nghiên cứu phát hiện, rau sam có thể kháng rất nhiều loại vi khuẩn, trong đó có Tụ cầu vàng, Salmonella, Vi khuẩn Gram âm…
Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tuần san "Nghiên cứu dược liệu quốc tế": "Rau sam có hoạt tính kháng khuẩn với hiệu suất cao, thậm chí còn hữu hiệu hơn cả các loại kháng sinh tiêu chuẩn với nồng độ cao trong phòng thí nghiệm.
Một nghiên cứu khác đăng trên tuần san "Vi khuẩn học quốc tế" cũng đã chứng thực, chất Apigenin có trong rau sam có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ và có thể dung nó để khai thác và điều chế các thuốc kháng khuẩn.
Ngoài tác dụng kháng khuẩn nổi trội thì rau sam còn có nhiều lợi ích khác cho sức khỏe con người.
Ngoài tác dụng kháng khuẩn nổi trội nêu trên thì rau sam còn có nhiều lợi ích khác cho sức khỏe con người, bao gồm:
Giảm mỡ máu, cải thiện sức khỏe mạch máu
Thành phần Omega-3 dồi dào trong rau sam có thể hỗ trợ giảm bớt Cholesterol xấu và chất béo trung tính trong máu, nâng cao protein có lợi. Đồng thời, rau sam còn có tác dụng ngăn ngừa huyết dịch trở nên quá đậm đặc, cải thiện các chứng bệnh về máu và mạch máu. Ngoài ra, hàm lượng kali cao trong rau sam còn giúp điều tiết huyết áp rất tốt.
Cải thiện các bệnh về da
Rau sam rửa sạch, giã nhuyễn đắp bên ngoài có thể làm dịu làn da, chúng có tác dụng làm sạch và sát khuẩn, hỗ trợ tốt để điều trị các chứng ngứa da, ung nhọt, mụn mủ, sưng phù…
Kháng viêm
Một trong những công hiệu của rau sam thường được nhắc đến và sử dụng trong y học cổ đại chính là giảm đau, tiêu viêm. Y học hiện đại cũng đã chứng thực, rau sam thật sự có khả năng hỗ trợ điều trị các chứng đau nhức, sưng viêm kỳ cực hiệu quả.
Ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư
Bản thân rau sam ngoài làm thực phẩm còn thường được dùng như dược liệu ức chế tế bào ung thư. Nghiên cứu còn phát hiện, chất dầu hạt trong rau sam có thể hỗ trợ làm ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư, trong đó có ung thư vú.
Bảo vệ đôi mắt
Thành phần β-Carotene trong rau sam giúp phòng ngừa nhiều bệnh về mắt, đục thủy tinh thể, bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt của bạn.
Ăn rau sam thế nào để tốt
Thông thường, rau sam sinh sôi nhiều vào mùa hè thu. Bạn có thể nhổ cả bụi rồi cắt bỏ phần gốc rễ, đem rửa sạch rồi luộc chín với nước và một ít muối ăn. Sau đó vớt, dung nước đun sôi để nguội rửa qua một lần nữa, để cho ráo bớt nước là có thể dùng.
Ngoài món luộc, rau sam còn có thể làm gỏi, xào thịt hoặc nấu canh cùng với nhiều loại rau khác. Tuy nhiên bạn cần chú ý, do rau sam thuộc thực vật có tính hàn nên những người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy mãn tính cần thận trọng khi ăn. Đặc biệt phụ nữ mang thai thì không nên ăn rau sam.
Theo Epochtime