Quả trâm hay còn có tên gọi khác là trâm mốc, trâm vối hay vối rừng vốn là loại cây mọc dại, lâu dần được người dân tận dụng làm cây che bóng mát. Khi cây trồng được 4-5 năm sẽ cho trái và chín rộ từ khoảng cuối tháng 3-6 Âm lịch tuỳ năm.
Trước kia, loại quả này có thể bẻ ăn thoải mái, không có ai mua - bán. Song những năm, trâm mốc "xuống phố" trở thành mặt hàng được bán với giá cao. Theo Người Lao động, hồi tháng 5/2023, loại quả này có giá bán 150.000 đồng/kg. Đây là mức giá tương đối cao so với mặt bằng giá trái cây tại thời điểm đó. Bởi đây vốn dĩ là loại quả dại phát triển rất tốt ở vùng Bảy Núi (An Giang), mỗi năm chỉ có một mùa, thời gian thu hoạch ngắn.
Quả trâm có hình bầu dục, thon tròn, khi non có màu xanh, vị chua và chát, kết từng chùm dày đặc. Đến lúc chín, quả chuyển dần sang đỏ, tím, thậm chí đen bóng rất đẹp mắt.
Quả trâm hay còn có tên gọi khác là trâm mốc, trâm vối hay vối rừng
Theo Health Shots, loại quả này có nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Quả trâm có hàm lượng calo thấp, giàu chất chống oxy hóa polyphenol. Nhóm hợp chất này có thể giúp giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định. Theo đó, polyphenol bảo vệ các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tuỵ khỏi quá trình oxy hoá bởi các gốc tự do; giúp giảm viên; ngăn chặn tinh bột và carbs đơn giản tiêu hoá hoàn toàn, giúp ngăn ngừa tăng đột biến lượng đường trong máu.
Cải thiện số lượng huyết sắc
Chứa nhiều vitamin C và chất sắt, quả trâm làm tăng huyết sắc tố. Điều này giúp máu vận chuyển thêm oxy đến các cơ quan và giữ cho bạn khỏe mạnh. Chất sắt trong quả trâm giúp thanh lọc máu.
Làm đẹp da
Quả trâm có đặc tính làm se khít lỗ chân lông, giúp bảo vệ da khỏi các vết thâm, mụn, nếp nhăn và mụn trứng cá. Hơn nữa, hàm lượng vitamin C trong quả trâm còn có tác dụng thanh lọc máu, cho làn da luôn rạng rỡ và tươi sáng.
Tăng cường sức khoẻ tim mạch
Quả trâm chứa nhiều kali nên rất có ích cho tim. Trong mỗi 100 gram quả trâm có khoảng 55 mg kali. Loại quả này giúp người ăn tránh được những bệnh như huyết áp cao, bệnh tim và đột quỵ. Nó còn giúp ngăn ngừa nguy cơ xơ cứng động mạch.
Giảm cân
Quả trâm có hàm lượng calo thấp mà lại giàu chất xơ nên được xếp vào hàng thực phẩm lành mạnh cho người giảm cân. Thêm vào đó, quả trâm còn cải thiện tiêu hóa và giúp giảm tích nước trong cơ thể, giúp giảm cân hiệu quả.
Tăng cường miễn dịch
Quả trâm chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Do đó, ăn quả trâm sẽ làm tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với các bệnh cảm thông thường.
Cải thiện sức khỏe răng miệng
Quả trâm có đặc tính kháng khuẩn có thể bảo vệ răng khỏi nhiễm trùng miệng và vi khuẩn. Loại quả này còn được sử dụng để giải quyết các vấn đề về nướu, gây đau nhức, ê buốt.
Mang lại giá trị dinh dưỡng cao tuy nhiên bạn cần lưu ý một số điểm khi sử dụng loại quả này.
Không uống nước sau khi ăn quả trâm
Không nên uống nước ngay sau khi ăn quả trâm. Bởi việc uống nước ngay sau khi ăn quả trâm là nguyên nhân gây ra các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy và khó tiêu. Chỉ nên uống nước sau khi ăn quả trâm khoảng 30 đến 40 phút.
Không ăn quả trâm khi bụng đói
Ăn quả trâm khi bụng đói có thể gây hại cho sức khỏe. Điều này là do quả trâm có vị chua nên ăn quả trâm khi đói có thể gây ra các vấn đề như ợ chua, đau dạ dày và kích ứng ruột. Ngoài ra, quả trâm còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, do đó chỉ nên ăn quả trâm sau khi ăn no.
Tránh ăn nghệ cùng lúc với quả trâm
Không nên ăn bất kỳ món ăn gì có nghệ ngay sau khi ăn quả trâm. Ăn quả trâm và nghệ cùng lúc có thể kích hoạt nhiều phản ứng với cơ thể và gây kích ứng dạ dày. Vì vậy, nên tránh ăn thụ bất kỳ thực phẩm nào có nghệ ít nhất 30 phút sau khi ăn quả trâm.
Nói không với sữa sau khi ăn quả trâm
Uống sữa ngay sau khi ăn quả trâm có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu và đau dạ dày. Do đó, kết hợp sữa và quả trâm là sự kết hợp không lành mạnh, gây hại cho sức khỏe.
Tránh dưa chua khi đã ăn quả trâm
Hầu hết mọi người thích nhấm nháp dưa chua với thức ăn. Tuy nhiên, ăn dưa chua sau khi ăn quả trâm có thể kích hoạt các phản ứng xấu, gây ra các vấn đề liên quan đến dạ dày.