Lỗ hổng chí mạng của hệ thống pháo tên lửa 730C Trung Quốc

Khang Minh |

TQ tự coi hệ thống pháo tên lửa 730C có tốc độ bay, hiệu suất dẫn đường, xác suất diệt, đều không thua kém tên lửa RAM/SeaRAM của Mỹ. Tuy nhiên, nó có một điểm yếu chết người.

Tại Triển lãm quốc phòng Abu Dhabi năm 2017 được tổ chức gần đây, Trung Quốc đã mang đến hệ thống hợp nhất pháo tên lửa trên tàu Type 730C với sự kết hợp của pháo phòng không tầm gần 730 và 6 tên lửa phòng không tầm gần FL-3000N, trở thành hệ thống hợp nhất pháo tên lửa trên tàu thứ 2 chỉ sau hệ thống Kashtan của Nga.

Hệ thống phòng không tầm gần 730C của Trung Quốc trang bị pháo 7 nòng 30mm có uy lực tương đối mạnh, tỷ lệ đánh chặn thành công tên lửa bay lượt với tốc độ cận âm khá cao.

Còn FL-3000N của Trung Quốc ngoài tầm bắn ngắn ra, bất luận là về tốc độ bay, tỷ lệ đánh chặn thành công, hiệu suất dẫn đường đều không thua kém gì tên lửa RAM/SeaRAM của Mỹ. Vì vậy tính năng tổng thể của hệ thống 730C Trung Quốc có thể gọi là hàng đầu thế giới.

Nhưng đây chỉ là những phân tích dựa trên quảng cáo, nếu giải thích rõ hơn sẽ phát hiện không chỉ là hệ thống 730C, mà hiện này hầu hết hệ thống phòng không tầm gần nội địa của Trung Quốc đều tồn tại một hạn chế chí mạng, đó chính là thời gian phản ứng.

Theo tài liệu mà ngành công nghiệp đóng tàu công nghiệp nặng của nước nay cung cấp, thời gian phản ứng của pháo trong hệ thống 730C ≦ 5 giây, thời gian phản ứng của tên lửa là ≦ 8 giây. Chỉ nhanh hơn so với hệ thống của Nga, trong khi đó thời gian phản ứng của Phalanx là 3.7 giây của RAM/SeaRAM chỉ có 2 giây.

Khi đối mặt với tên lửa chống hạm, hệ thống phòng không tầm gần trở thành một phòng tuyến cuối cùng, thời gian phản ứng dài hay ngắn quyết định đến sự sống còn của tàu chiến.

Tuy nhiên 730C quá chú ý đến tầm bắn của FL-3000N và tránh để hệ thống trinh sát tìm kiếm bị tên lửa làm hỏng khi khai hoa, nên 730C sử dụng cách bố trí giống hệ thống pháo bán nhanh AK630, điều này cành khiến cho thời gian phản ứng của hệ thống lâu hơn.

Lỗ hổng chí mạng của hệ thống pháo tên lửa 730C Trung Quốc - Ảnh 1.

Hệ thống pháo tên lửa Kashtan của Nga

Lý do Trung Quốc phát triển hệ thống 730C này là do hạn chế về hỏa lực tấn công mà nước này cũng như Mỹ và Nga phải đối mặt.

Trung Quốc đã nghiên cứu hệ thống 1130, như hệ thống này quá nặng, khoảng cách đánh chặn không tăng so với 730, đồng thời thời gian phản ứng cũng 6 giây.

Vì vậy nước này chỉ có thể lựa chọn nền tảng 730 tương đối nhẹ này, thông qua việc tích hợp tên lửa FL-3000N để kéo dài phạm vi tấn công, nhưng việc bố trí hệ thống trinh sát tìm làm cho nó càng trở lên phức tạp và thời gian phản ứng càng dài hơn.

Tóm lại dù hệ thống 730C có thể ưu việt hơn so với hệ thống Kashtan của Nga, nhưng thời gian phản ứng quá dài khiến nó khó có được khả năng tác chiến rõ rệt so với 730 và 1130.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại