Lính Ấn Độ “đeo đá vào chân” chiến đấu ở Kashmir: Trung Quốc và Pakistan hả hê?

DK |

Trang bị nặng nề này của binh lính Ấn Độ hoàn toàn không phù hợp với hoạt động truy lùng phiến quân ở khu vực hoang dã.

Đơn hàng nguy hiểm của quân đội Ấn Độ?

Vào tháng 10/2019, Quân đội Ấn Độ tuyên bố họ đang gọi thầu cho đơn hàng sản xuất 1 triệu quả mìn phi kim loại (chủ yếu là mìn sát thương bộ binh) trong 5 năm tới để phòng thủ tại Đường kiểm soát thực tế (LOC) tại Kashmir.

Ấn Độ đang có khoảng 3 triệu quả mìn, tuy nhiên số mìn này được cho là đã lỗi thời với lô hàng cuối cùng được sản xuất vào năm 1997.

Với yêu cầu sản xuất 14 loại mìn hiện đại, tiếp tục có khả năng sát thương trong vòng 10 năm sau khi cài, Ấn Độ đang hướng tới các liên doanh giữa các doanh nghiệp trong nước và đối tác nước ngoài.

Lính Ấn Độ “đeo đá vào chân” chiến đấu ở Kashmir: Trung Quốc và Pakistan hả hê? - Ảnh 1.

Các máy dò kim loại hoàn toàn không hiệu quả khi rà phá mìn sát thương bộ binh phi kim loại.

Cho tới nay LOC là nơi có số lượng mìn nhiều thứ hai thế giới (khoảng 2 triệu quả) sau Khu phi quân sự (DMZ) ở bán đảo Triều Tiên. Vào năm 2001, khoảng 100 binh sĩ Ấn đã thiệt mạng ngay sau các hoạt động cài mìn phòng thủ.

Các loại mìn sát thương bộ binh phi kim loại chủ yếu bằng nhựa và chất nổ, mặc dù khá hiệu quả trong việc phòng thủ nhưng lại đặc biệt nguy hiểm nếu chúng bị di chuyển khỏi khu vực cài đặt.

Theo tờ India Times, mìn chống bộ binh ở LOC thường bị di chuyển do các yếu tố tự nhiên (lũ lụt, tuyết rơi hoặc lở đất).

Các loại mìn chống bộ binh hiện đại đều có cơ chế tự hủy sau một thời gian được triển khai, tuy nhiên mìn ở LOC hiện tại thì không như vậy, hàng chục vụ nổ mìn vẫn diễn ra hàng năm gây thương vong cho cả dân thường và binh sĩ Ấn Độ.

Lính Ấn Độ “đeo đá vào chân” chiến đấu ở Kashmir: Trung Quốc và Pakistan hả hê? - Ảnh 2.

Các loại mìn sát thương bộ binh BLU-43 của Mỹ và PFM-1 của Liên Xô được chế tạo đa phần bằng nhựa và có thể rải từ trên không.

Lính Ấn "đeo đá vào chân" truy đuổi phiến quân?

Năm 2018, chỉ huy trưởng của Quân đoàn 16 Ấn Độ đóng tại Jammu và Kashmir, Trung tướng Paramjit Singh tuyên bố rằng họ đã trang bị hàng loạt những đôi giày chống mìn cho binh sĩ được triển khai dọc theo Đường kiểm soát (LoC).

"Là một phần của hoạt động chống xâm nhập, binh sĩ Ấn Độ sẽ phải thâm nhập các khu vực tiền tuyến nhằm truy lùng các phần tử vũ trang".

Các nhà phân tích quân sự chỉ ra rằng việc đi giày chống mìn trong hoạt động truy đuổi đối phương hoàn toàn phi thực tế vì những người lính "đeo đá vào chân" sẽ không thể di chuyển nhanh ở các khu vực bị gài mìn.

Lính Ấn Độ “đeo đá vào chân” chiến đấu ở Kashmir: Trung Quốc và Pakistan hả hê? - Ảnh 4.

Binh sĩ Ấn Độ tuần tra tại LOC và các mẫu giày chống mìn.

Theo tờ National Herald, những năm gần đây các tay súng vũ trang xâm nhập LOC từ Pakistan bị thương hoặc thiệt mạng chủ yếu là do vũ khí nhỏ chứ không phải do mìn sát thương bộ binh, nhưng Ấn Độ thì ngược lại, tờ báo này cho rằng đây là một "bi kịch" của người Ấn.

Rõ ràng giày chống mìn chỉ đem lại sự "tự tin chết người" cho binh sĩ Ấn Độ khi các loại mìn sát thương bộ binh hiện đại thay vì kích nổ bằng trọng lực có thể sẽ sử dụng các cơ chế kích nổ phức tạp hơn với các cảm biến từ trường, chấn động do bước chân...

Mặc dù mìn sát thương bộ binh tương đối ít chất nổ và giày chống mìn có thể làm giảm sát thương, nhưng vụ nổ vẫn đủ sức hất văng nạn nhân và họ có thể ngã lên những quả mìn khác.

Các đối thủ ở Kashmir như Pakistan và Trung Quốc được cho là sẽ "hả hê" khi nghe tin trong tương lai quân đội nước này sẽ tiếp tục cài thêm ít nhất 1 triệu quả mìn và đi những đôi giầy không hiệu quả trong tác chiến.

Thử nghiệm giày chống mìn cho thấy sát thương của một vụ nổ có thể giảm nhưng sức ép vẫn đủ để hất văng nạn nhân.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại