Lầu Năm Góc thừa nhận tên lửa Nga có thể bắn hạ máy bay do thám Mỹ "ngay lập tức"

Nguyễn Tiến |

Bộ trưởng Không quân Mỹ Heather Wilson thừa nhận rằng tên lửa phòng không của Nga đủ sức bắn hạ ngay lập tức các loại máy bay do thám của Mỹ, kể các các loại máy bay tối tân nếu xảy ra xung đột.

Trong phiên điều trần của mình trước Tiểu ban Phân bổ Quốc phòng của Thượng viện Mỹ, bà Heather Wilson cho biết chương trình JSTARS mới không thể ứng biến trong bối cảnh xảy ra xung đột với 1 lực lượng quân đội được trang bị hiện đại – đặc biệt là Nga.

Các máy bay kiểm soát trận đánh và chỉ thị mục tiêu trong hệ thống JSTARS, thậm chí cả các mẫu máy bay mới nhất, sẽ trở nên vô dụng trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga, Bộ trưởng Không quân Mỹ Heather Wilson bày tỏ quan ngại.

“Các tên lửa đất đối không của Nga và Trung Quốc có tầm bắn xa và máy bay của chúng ta sẽ bị bắn hạ ngay lập tức trong ngày đầu tiên nếu xảy ra xung đột”, bà Heather Wilson phát biểu trước các thượng nghị sỹ Mỹ trong buổi thảo luận về việc tìm kiếm giải pháp thay thế chương trình JSTARS.

Một trong những giải pháp được các thượng nghị sỹ và tướng lĩnh Mỹ quan tâm là việc phát triển hệ thống quản lý trận đánh và thiết lập mục tiêu tích hợp. Hệ thống này sẽ thu thập dữ liệu từ các máy bay có người lái và không người lái cũng như các vệ tinh trên quỹ đạo để thiết lập mô hình tổng hợp về diễn biến của trận đánh.

Theo bà Heather Wilson, việc phát triển nền tảng mới này sẽ tiêu tốn thêm khoảng 7 tỷ USD ngân sách của Mỹ. Khoản ngân sách này có thể sẽ được phân bổ cho cả 2 chương trình, bao gồm chương trình JSTARS mới và chương trình phát triển hệ thống quản lý trận đánh và thiết lập mục tiêu tích hợp nói trên.

Chương trình JSTARS là chương trình phát triển hệ thống radar giám sát mục tiêu tấn công liên quân (Joint Surveillance Target Attack Radar System) nhằm phát hiện, định vị và tấn công mục tiêu của đối phương phía trước và phía sau vị trí của lực lượng mặt đất.

Các cảm biến và công nghệ được phát triển và trang bị cho phiên bản của máy bay Boeing 707, tập đoàn Grumman đảm nhận dự án này.

Chương trình này được bắt đầu từ những năm 1980, đến năm 1982 thì Không quân Mỹ tiếp quản chương trình này.

Tháng 9/1985, 2 máy bay E-8A ra đời và đi vào thử nghiệm, tới năm 1991 thì các máy bay E-8 được Không quân Mỹ đưa vào biên chế.

Tuy nhiên, sau hơn 3 thập kỷ, các máy bay E-8 bắt đầu trở nên lỗi thời, trở nên dễ tổn thương trước các loại tên lửa phòng không hiện đại khiến Lầu Năm Góc buộc phải nâng cấp vào những năm 2000 nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề.

Video: Máy bay cảnh báo sớm Boeing E-3C Sentry và máy bay do thám Northrop Grumman E-8 Joint STARS


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại