Lầu Năm Góc "phát hoảng" khi tàu sân bay Eisenhower mất dấu tàu ngầm Nga

Đức Trí |

Tàu sân bay Mỹ đã phải đối mặt với tình huống “đáng sợ” khi mất dấu tàu ngầm lớp Kilo của Nga ngay trong khu vực diễn tập của mình ở Địa Trung Hải.

Tàu sân bay Mỹ đã phải đối mặt với tình huống “đáng sợ” khi mất dấu tàu ngầm lớp Kilo của Nga ngay trong khu vực diễn tập của mình ở Địa Trung Hải.

Lực lượng tàu ngầm Nga ngày càng trở nên “đáng sợ” hơn, khi mà Hải quân Nga không ngừng giảm được tiếng ồn của của loại tàu này khi hoạt động dưới biển sâu và trang bị thêm cho nó những loại tên lửa hành trình với sức công phá lớn như tên lửa Kalibr có tầm bắn 2.500 km, có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.

Trong khi đó, khả năng chống ngầm của NATO ngày càng suy yếu từ sau Chiến tranh Lạnh. Mặc dù những năm gần đây, NATO đã tiến hành nhiều lần nâng cấp lực lượng này, nhưng vẫn không theo kịp đà tiến của tàu ngầm Nga.

Lầu Năm Góc phát hoảng khi tàu sân bay Eisenhower mất dấu tàu ngầm Nga - Ảnh 1.

Nga sở hữu lực lượng tàu ngầm mạnh mẽ nhất thế giới. Nguồn: Sohu.

Sau khi bị Mỹ và EU trừng phạt do sáp nhập Crimea năm 2014, tàu ngầm Nga tăng cường hoạt động ở vùng biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải sát với châu Âu, nhất là bờ biển Anh. Hải quân Hoàng gia Anh thỉnh thoảng cũng phát hiện dấu vết của tàu ngầm hạt nhân Nga, nhưng “bó tay”, điều này đã phơi bày những thiếu sót về khả năng chống tàu ngầm của Hải quân Anh.

Vào năm 2018, các cuộc không kích của Mỹ, Anh và Pháp nhằm vào Syria thậm chí còn “bi đát”. Do sự can thiệp của các tàu ngầm Hạm đội Biển Đen Nga, các tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Pháp cuối cùng đã không thể phóng tên lửa hành trình và bắn trượt mục tiêu ở Syria.

Đến nay, lực lượng tàu ngầm Nga lại càng trở nên mạnh mẽ hơn, dù cho Hải quân Nga đang suy giảm sức mạnh.

Sputnik dẫn báo cáo của truyền thông Hy Lạp hôm 10/8 cho biết biên đội tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower của Mỹ với 12 tàu chiến đã tiến hành tập trận bắn đạn thật tại khu vực phía Đông Địa Trung Hải hồi cuối tháng 7/2020, nhằm hỗ trợ các lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ ở châu Âu và châu Phi.

Tham gia cuộc tập trận còn có các máy bay phản lực F/A-18 Super-Hornet, bắn các tên lửa dẫn đường và không dẫn đường, các vòng laser và các loại vũ khí khác ở Karavia cũng như tham gia các cuộc diễn tập chiến đấu không đối không và huấn luyện chiến thuật với máy bay phản lực F-16 của Hải quân Hy Lạp.

Đáng chú ý, biên đội này đã tiến sát đến khu vực đặt căn cứ quân sự Nga ở cảng Tartus của Syria ở khoảng cách 100 - 150 km.

Nhiều phân tích cho rằng, điều này sẽ gây tác động rất tiêu cực đến sự hiện diện của nhóm tàu thuộc Hải quân Nga, bởi vì chênh lệch lực lượng là rất dễ nhận thấy và quyền làm chủ Địa Trung Hải rõ ràng trong tình huống này không thuộc về Moscow.

Lầu Năm Góc phát hoảng khi tàu sân bay Eisenhower mất dấu tàu ngầm Nga - Ảnh 2.

Tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower của Mỹ. Nguồn: Sohu.

Tuy nhiên, sự thật lại không như vậy, Hải quân Hy Lạp tiết lộ rằng, khi lực lượng của Mỹ và Hy Lạp đang tập trận, một tàu ngầm lớp Kilo của Nga bất ngờ nổi lên mặt nước ở gần đó. Điều nguy hiểm là các tàu Mỹ đã không phát hiện tàu ngầm Nga đang tiến đến khoảng cách gần như vậy.

Đáng ngạc nhiên hơn nữa là sau khi tàu ngầm Nga lặn xuống, tàu hộ tống của Mỹ và máy bay chống ngầm cất cánh từ căn cứ của Italy đã không tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của tàu ngầm Nga suốt 7 ngày sau đó. Điều này khiến Mỹ và NATO một lần nữa “khiếp sợ” trước hiệu quả chiến đấu của tàu ngầm Nga.

“Trong cuộc tập trận của NATO ở Biển Địa Trung Hải, máy bay tuần tra chống ngầm P-8A Posedon của Mỹ đã cố gắng thu thập thông tin về tàu ngầm Nga thuộc Dự án 636.3 lớp Varshavyanka mang theo tên lửa hành trình Kalibr, nhưng vô vọng", Sputnik báo cáo.

Những năm gần đây, khu vực biển Địa Trung Hải ngày càng “nhộn nhịp”, NATO và Nga đều tăng cường tàu ngầm đến hoạt động ở đây. Để theo dõi tàu ngầm Nga, Mỹ và NATO đã bố trí nhiều máy bay săn ngầm hiện đại đến các căn cứ xung quanh khu vực này, nhưng vẫn không thể kiểm soát được tình hình.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, đặc biệt là sau khi cuộc chiến chống khủng bố bùng nổ năm 2001, Hải quân NATO đã có sự chuyển mình rõ rệt. Theo đó, NATO đã chú trọng hơn đến lực lượng tàu ngầm và nâng cấp khả năng săn ngầm.

Nga cũng không nằm ngoài xu hướng này, bất chấp khó khăn về kinh tế, Hải quân Nga vẫn cố gắng hết sức để đảm bảo sự phát triển của lực lượng tàu ngầm, đặc biệt là việc kết hợp các kỹ thuật và các phương pháp khác để tích hợp nhiều công nghệ lưỡng dụng tiên tiến từ phương Tây.

Cho đến nay, các đánh giá đều cho rằng, NATO và Mỹ sẽ cần nhiều thời gian và phải tăng cường đầu tư hơn nữa mới có khả năng chế áp được tàu ngầm Nga như đã làm với tàu ngầm Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại