Làm gì để sống sót khi lên cơn đau tim: Câu trả lời ai cũng cần biết phòng khi khẩn cấp

Linh Chi |

Trong khi chờ xe cấp cứu đến, hãy cố gắng kiểm soát cơn sợ hãi, nghỉ ngơi và thư giãn. Lo lắng có thể làm căng cơ tim và trầm trọng thêm những tổn thương do đau tim gây ra.

Mỗi năm có hơn 700.000 trường hợp bị đau tim ở Mỹ, trong số đó có khoảng 120.000 ca tử vong. Đau tim và các dạng bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ cũng như trên toàn thế giới. Khoảng ½ số ca tử vong do đau tim xảy ra 1 giờ đầu sau cơn đau tim, trước khi nạn nhân được đưa đến bệnh viện.

Do vậy, nếu bạn hoặc ai đó bị đau tim, điều cần thiết là phải hành động nhanh chóng để tối đa hóa cơ hội sống sót. Gọi cấp cứu trong vòng 5 phút đầu sau khi nhận ra cơn đau tim và nhận sự trợ giúp y tế trong 1 giờ đầu có thể cứu sống nận nhân.

Bên cạnh đó, để phản ứng kịp thời và tự cứu tính mạng mình cũng như những người xung quanh nếu ở trong trường hợp bị đau tim, hãy tìm hiểu những kiến thức về dấu hiệu và cách phản ứng nhanh trong tình huống khẩn cấp dưới đây:

Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim

1. Chú ý đến triệu chứng đau ngực

Đau ngực nhẹ hoặc khó chịu ở vùng ngực (không phải cơn đau đột ngột) là triệu chứng phổ biến nhất của cơn đau tim. Cơn đau có cảm giác như có vật gì đó đè nặng lên ngực kèm chứng khó tiêu, ợ nóng.

- Cơn đau từ vừa đến nặng hoặc khó chịu ở ngực trái, trung tâm ngực kéo dài vài phút; cơn đau có thể giảm và nhanh chóng tái phát sau đó.

- Trước cơn đau tim, bạn có thể cảm thấy đau, áp lực, cảm giác bị bóp chặt hoặc tức trong lồng ngực.

- Đau ngực có thể lan đến các bộ phận khác của cơ thể như cổ, vai, lưng, hàm, răng và bụng.

2. Nhận biết các triệu chứng khác

Đau ngực có thể kèm theo các triệu chứng khác cảnh báo cơn đau tim. Nếu bạn gặp các triệu chứng sau đây có kèm với đau ngực hãy ngay lập tức tìm sự chăm sóc y tế:

- Khó thở. Khó thở có thể xảy ra trước hoặc đồng thời với đau ngực, nó cũng có thể là dấu hiệu duy nhất cảnh báo cơn đau tim. Hơi thở hổn hển hoặc cần phải thở dài, sâu là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang sắp đau tim.

- Đau bụng. Đau bụng, buồn nôn và nôn mửa đôi khi là dấu hiệu của đau tim và có thể nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh cúm.

- Chóng mặt hoặc lâng lâng. Cảm giác cả thế giới đang xoay chuyển hoặc quay vòng vòng cũng có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim.

- Lo lắng. Bạn có thể cảm thấy lo lắng, hoảng loạn hoặc trải qua những cảm giác khó giải thích được trước một cơn đau tim.

Làm gì để sống sót khi lên cơn đau tim: Câu trả lời ai cũng cần biết phòng khi khẩn cấp - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

3. Các dấu hiệu cảnh báo đau tim ở phụ nữ

Dấu hiệu chung nhất của đau tim cho cả nam giới và phụ nữ là đau ngực. Tuy nhiên, phụ nữ (và một số nam giới) có thể chỉ bị đau nhẹ ở ngực hoặc không bị đau ngực.

Phụ nữ cũng như người cao tuổi, bệnh nhân đái tháo đường cũng có nhiều khả năng gặp phải các triệu chứng sau trước cơn đau tim mà có kèm theo hoặc không kèm theo cơn đau ngực:

- Phụ nữ có thể trải qua cơn đau ngực co thắt, bắt đầu từ mức độ nhẹ cho đến nghiêm trọng tăng lên theo thời gian.

- Đau ở hàm, cổ hoặc lưng là dấu hiệu thường gặp cảnh báo cơn đau tim, đặc biệt là đối với phụ nữ.

- Đau ở vùng bụng trên, đổ mồ hôi, buồn nôn và nôn thường xuyên xảy ra ở phụ nữ hơn nam giới. Những dấu hiệu này có thể bị nhầm lẫn với chứng ợ nóng, khó tiệu hoặc cảm cúm.

- Khó chịu do cảm lạnh, căng thẳng thần kinh là dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim phổ biên ở phụ nữ.

- Lo lắng, hoảng loạn không rõ nguyên nhân hoặc có cảm giác sắp chết tới nơi là triệu chứng cảnh báo đau tim phổ biến hơn ở phụ nữ.

- Mệt mỏi, kiệt sức và thiếu năng lượng đột ngột cũng là dấu hiệu thường gặp của cơn đau tim ở phụ nữ. Những triệu chứng này có thể kéo dài mtooj thời gian ngắn hoặc kéo dài trong vài ngày.

- Khó thở, chóng mặt và ngất xỉu.

4. Phản ứng nhanh với các triệu chứng

Hầu hết các cơn đau tim thường xảy ra chậm thay vì đột ngột tấn công nạn nhân, tuy nhiên, nhiều người không nhận ra các dấu hiệu và gọi cấp cứu kịp thời. Nếu bạn hoặc ai đó có kinh nghiệm nhận biết một hoặc nhiều dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim, hãy tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

- Tốc độ là yếu tố sống còn. Khoảng 60% ca tử vong do nhồi máu cơ tim xảy ra trong vòng 1 giờ đầu tiên. Mặt khác, những ca bệnh đến bệnh viện trong khoảng 1h30 phút kể từ cơn đau có cơ hội sống sót cao hơn những người đến sau.

- Nhiều người bị nhầm lẫn các dấu hiệu cảnh báo đau tim với các bệnh khác, bao gồm ợ nóng, cảm cúm, lo lắng. Điều quan trọng là bạn nên lắng nghe cơ thể mình, không nên bỏ qua các triệu chứng có thể dẫn đến cơn đau tim và tìm sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt.

- Các dấu hiệu cảnh báo đau tim có thể khác nhau ở tùy từng đối tượng và xuất hiện ở dưới dạng nhẹ hoặc nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các dấu hiệu có thể xuất hiện rồi biến mất, rồi tái xuất hiện chỉ trong vài giờ. Một số trường hợp có thể bị đau tim dù chỉ có xuất hiện các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng nào cả.

Làm gì trong những giây đầu tiên của cơn đau tim để cứu sống tính mạng?

Trong khi chờ xe cấp cứu đến, hãy cố gắng kiểm soát cơn sợ hãi, nghỉ ngơi và thư giãn. Lo lắng có thể làm căng cơ tim và trầm trọng thêm những tổn thương do đau tim gây ra.

1. Tìm kiếm điều trị y tế khẩn cấp

Khoảng 90% những người bị đau tim sống sót nếu đến bệnh viện kịp thời. Nhiều trường hợp tử vong vì nhồi máu cơ tim xảy ra do nạn nhân không được điều trị y tế kịp thời. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào nói trên, hãy gọi cấp cứu càng sớm càng tốt, đừng để quá muộn.

- Mặc dù các triệu chứng có thể là vô hại, tuy nhiên, nếu bạn thực sự bị đau tim, tính mạng của bạn phụ thuộc vào việc điều trị y tế càng nhanh càng tốt.

- Nhân viên cứu thương khẩn cấp có thể bắt đầu điều trị ngay khi xe cấp cứu đến nơi, do vậy, gọi cấp cứu là cách nhanh nhất để được điều trị nếu có dấu hiệu cảnh báo trước cơn đau tim.

- Tuyệt đối không lái xe đến bệnh viện. Nếu xe cứu thương hoặc nhân viên y tế không thể đến kịp thời, hãy nhờ một thành viên trong gia đình, bàn bè hoặc hàng xóm đưa bạn đến phòng cấp cứu gần nhất.

Làm gì để sống sót khi lên cơn đau tim: Câu trả lời ai cũng cần biết phòng khi khẩn cấp - Ảnh 4.

2. Thông báo cho mọi người biết bạn có thể bị đau tim

- Nếu bạn đang ở nhà hoặc nơi công cộng và nhận thấy có dấu hiệu đau tim, hãy cố gắng thông báo cho mọi người biết. Nếu tình hình tồi tệ hơn, tính mạng của bạn có thể phụ thuộc vào những người xung quanh.

- Nếu bạn đang trên đường, dừng xe và cố gắng vẫy xe một người qua đường hoặc gọi cấp cứu và chờ đợi nhân viên cứu thương đến.

- Nếu bạn đang trên máy bay, hãy thông báo cho người phục vụ ngay lập tức. Các hãng hàng không thương mại thường có sẵn thuốc hoặc bác sĩ dự phòng trên máy bay.

3. Cố gắng không hoạt động

Nếu bạn không thể nhận được điều trị y tế nhanh chóng, cố gắng giữ bình tĩnh và hoạt động càng ít càng tốt. Ngồi hoặc nằm tại chỗ, nghỉ ngơi, thư giãn và đợi xe cứu thương đến. Lo lắng có thể làm căng cơ tim và trầm trọng thêm những tổn thương do đau tim gây ra.

Làm gì để sống sót khi lên cơn đau tim: Câu trả lời ai cũng cần biết phòng khi khẩn cấp - Ảnh 5.

4. Dùng aspirin hoặc nitroglycerin theo chỉ định của bác sĩ

Ở một số bệnh nhân, dùng aspirin có thể hiệu quả khi bị đau tim. Bạn nên uống 1 viên thuốc ngay lập tức và nhai nó từ từ trong khi chờ nhân viên cứu thương đến nơi. Bên cạnh đó, nếu bạn đã được kê toa nitroglycerin, hãy dùng 1 liều khi cơn đau tim xuất hiện và gọi cấp cứu.

Lưu ý, aspirin có thể khiến tình trạng đau tim xấu đi, do vậy, hãy gọi và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Sự khác biệt giữa đau tim, ngưng tim, đột quỵ

*Theo RD/Wikihow

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại