Lạ lùng người thầy thuốc vừa chữa bệnh cho trẻ nhỏ vừa đóng vai “phản diện”

PV |

“Là bác sĩ Nhi, ngoài chuyên môn vững vàng thì sự thấu hiểu và nhẹ nhàng giúp việc thăm khám trở nên thuận lợi hơn” , bác sĩ Trần Văn Bàn – Trưởng khoa Nhi, BV Hồng Ngọc chia sẻ.

Bác sĩ với nghề tay trái làm diễn viên bất đắc dĩ

Việc khám bệnh cho trẻ nhỏ khó khăn hơn nhiều so với người lớn. Thậm chí, nhiều em bé chỉ mới nhìn thấy bác sĩ mặc blouse trắng đã khóc thét lên, giãy giụa không muốn đến gần.

"Suốt 20 năm làm nghề, tôi thường xuyên rơi vào những tình huống cười ra nước mắt. Ít phút trước, các bậc phụ huynh còn dặn con "đừng sợ bác sĩ", ít phút sau, khi trẻ khóc cha mẹ đã vội dọa "nín ngay không bác sĩ tiêm cho bây giờ", "ngồi im không bác sĩ đánh này"… rất nhiều câu nói hồn nhiên của cha mẹ đã vô tình biến mình thành "vai phản diện" – Bác sĩ Bàn hài hước chia sẻ.

Nói vui là vậy, nhưng bác sĩ Bàn cũng rất khéo "diễn xuất" giúp bé chịu nghe lời và hợp tác hơn. Anh thường hài hước nhận mình là siêu nhân diệt virus, khéo léo dỗ dành các bạn nhỏ yên tâm ngồi im cho bác nghe tim phổi. Sau rất nhiều lần nhập vai thành công, bác sĩ Bàn đã được nhận danh hiệu "diễn viên xuất sắc nhất" từ các bậc phụ huynh. Trong mắt nhiều mẹ bác sĩ Bàn còn là vị bác sĩ "chuẩn soái ca", là siêu nhân của các bệnh nhân nhí.

Đặc biệt, bác sĩ rất tinh tế khi đã cài hình siêu nhân đáng yêu vào một bên tai nghe tim phổi để trẻ chịu ngồi im cho bác sĩ khám. Chính chú siêu nhân này đã giúp nhiều em bé ngừng khóc, hơn nữa còn thích thú khi được bác sĩ đưa ống nghe vào khám.

"Bí kíp" đằng sau những buổi thăm khám thành công

Trải qua 20 năm gắn bó với nghề, bác sĩ Trần Văn Bàn luôn tâm niệm: "Là một bác sĩ Nhi, ngoài chuyên môn vững vàng thì sự thấu hiểu và nhẹ nhàng là yếu tố quan trọng giúp việc thăm khám trở nên thuận lợi hơn". Bác sĩ không chỉ là bác sĩ mà còn giống như một người bạn thân thiết của trẻ và là người bạn đồng hành cùng cha mẹ trên hành trình chăm sóc bé yêu khỏe mạnh.

Việc đến bệnh viện đối với nhiều trẻ dường như là nỗi sợ hãi và ám ảnh. Để trẻ cảm thấy an toàn, vui vẻ khi khám bệnh, trong các phòng khám nhi ở Bệnh viện Hồng Ngọc nơi bác sĩ Bàn công tác luôn có sẵn một hộp kẹo mút hoa quả ngậm ho để các con vơi bớt cảm giác sợ hãi. Hành động ấy tưởng chừng như nhỏ bé nhưng lại là cả một tấm lòng yêu thương, biết quan tâm và thấu hiểu trẻ từ những điều nhỏ nhặt nhất.

Lạ lùng người thầy thuốc vừa chữa bệnh cho trẻ nhỏ vừa đóng vai “phản diện” - Ảnh 1.

"Hộp kẹo trấn an" được bác sĩ Bàn chuẩn bị sẵn mỗi giờ thăm khám.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng muốn gần gũi và sẻ chia với các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Khi mạng xã hội tik tok trở thành cơn sốt, bác sĩ Bàn cũng nhanh tay bắt kịp xu thế bằng cách xây dựng một kênh Tik Tok nhỏ của riêng mình. Kênh Tik Tok này là nơi anh tương tác với phụ huynh, giúp họ giải đáp các thắc mắc xoay quanh vấn đề sức khỏe của bé. 

Dù chỉ mới được xây dựng nhưng kênh Tik Tok của bác sĩ Bàn đã nhận được sự yêu mến của nhiều bậc phụ huynh. Họ không chỉ tương tác, tin tưởng mà còn giới thiệu cho bạn bè, người thân. Đến hiện tại, mỗi clip bác sĩ Bàn tải lên có đến hơn 1.000 view.

Bác sĩ Bàn còn chia sẻ thêm: "Được làm bạn với các bạn nhỏ, được đồng hành cùng các bậc phụ huynh là niềm vui, niềm hạnh phúc trong công việc của tôi. Thật hạnh phúc khi kiến thức và chuyên môn của mình giúp ích được cho nhiều người".

Sự tận tâm và thấu hiểu có sức mạnh diệu kỳ

Dù có nhiều kinh nghiệm trong nghề nhưng những bác sĩ Nhi vẫn gặp không ít khó khăn khi thăm khám cho bệnh nhi. Bác sĩ Bàn chia sẻ: "Trẻ em, nhất là những bé chưa biết nói, không tả được mình đau ở đâu, khó chịu như thế nào nên việc chẩn đoán ban đầu gặp không ít khó khăn. Những lúc ấy, Chính sự thấu hiểu cộng thêm quan sát tỉ mỉ đã giúp bác sĩ sớm tìm ra được nguyên nhân gây bệnh cho con cũng như đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất."

Lạ lùng người thầy thuốc vừa chữa bệnh cho trẻ nhỏ vừa đóng vai “phản diện” - Ảnh 2.

Người bác sĩ luôn tận tâm và yêu chiều trẻ nhỏ hết mực.

Khi được hỏi về một kỷ niệm ấn tượng trong quá trình làm việc, bác sĩ Bàn vui vẻ kể: "Ngày trước, có một bệnh nhân nhí theo khám tôi từ nhỏ đến lúc 5-6 tuổi. Sau một thời gian, tôi vô tình gặp lại bé trong một lần thăm khám nhưng lại không nhận ra. Thế mà bé đã nhanh nhảu: "Cháu chào bác sĩ "siêu nhân" ạ"! Lúc này bạn ấy đã học cấp 2, cao lớn hơn rất nhiều. Nghe bé chào, tôi thật sự ngỡ ngàng không nghĩ trẻ nhỏ lại nhớ dai như vậy".

Sự "nhớ dai" không ngờ tới này của các bé chính là niềm hạnh phúc, sự động viên to lớn, thôi thúc bác sĩ Bàn cố gắng trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như dành tình thương yêu cho trẻ nhiều hơn, để phục vụ tốt nhất công việc thăm khám ở khoa Nhi.

Lạ lùng người thầy thuốc vừa chữa bệnh cho trẻ nhỏ vừa đóng vai “phản diện” - Ảnh 3.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại