Kiên trì ngâm chân với thứ này còn hơn dùng thuốc bổ

Trần Quỳnh |

Chỉ cần thêm nguyên liệu vừa rẻ vừa dễ kiếm này vào nước ngâm chân, bạn sẽ nhận được 6 công dụng sức khỏe tuyệt vời.

Người Trung Hoa từ xa xưa có câu: "Ngâm chân mỗi ngày, hơn uống thuốc bổ". Thực tế, ngâm chân là cách đơn giản và hiệu quả nhất để thư giãn tinh thần, kích thích huyệt vị, thông kinh lạc, lưu thông khí huyết, đạt tới hiệu quả thư giãn và bảo vệ toàn diện đối với cơ thể.

Trong các bài thuốc ngâm chân, gừng là một trong những nguyên liệu được các thầy thuốc Trung y đặc biệt ưa chuộng. Không chỉ bởi giá thành rẻ và phổ biến, mà ngâm chân bằng gừng còn mang lại những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.

Công dụng tuyệt vời của ngâm chân với gừng

1. Trị cảm mạo

Cắt một miếng gừng bằng ngón tay cái, ngâm trong nước nóng, nhiệt độ nước khoảng 40 độ C. Người bị bệnh cảm mạo ngâm chân với nước gừng có thể ngăn chặn bệnh tình trở nặng.

Người không mắc bệnh cũng có thể tránh hàn khí xâm nhập và phòng trừ các căn bệnh về thời tiết khi chuyển mùa.

2. Trị phong thấp

Gừng có đặc tính khử hàn, khử phong rất tốt. Người bị phong thấp nên duy trì thói quen mỗi tối ngâm chân bằng nước gừng khoảng 30 phút, bệnh tình có thể nhanh chóng thuyên giảm.

Các thầy thuốc Trung y khuyến khích người bệnh ngâm chân bằng thùng gỗ, mực nước cao tới bắp chân để đạt được hiệu quả tối đa.

3. Giảm tình trạng lạnh tay chân

Nhờ có công dụng khử hàn, tiêu trừ hàn khí, gừng được biết tới như một vị thuốc hữu hiệu trong việc giữ ấm và tăng tuần hoàn máu.

Chứng lạnh tay chân có nguyên nhân chủ yếu là bởi cơ thể không cung cấp đủ máu tới các cơ quan này. Ngâm chân bằng gừng có thể cải thiện tuần hoàn máu và giảm bớt tình trạng lạnh tay chân.

Kiên trì ngâm chân với thứ này còn hơn dùng thuốc bổ - Ảnh 1.

Tình trạng lạnh tay lạnh chân hoàn toàn có thể được cải thiện bằng cách ngâm chân với gừng. (Ảnh minh họa).

4. Cải thiện giấc ngủ

Cho thêm một lượng vừa phải giấm đen vào nước gừng trong khi ngâm chân có tác dụng rất tốt trong việc kích thích huyệt vị, tăng cường trao đổi chất cho cơ thể, khiến thân thể thả lỏng, giảm bớt mệt nhọc, từ đó đạt được hiệu quả cải thiện giấc ngủ.

5. Dưỡng thận

Ngâm chân với nước gừng cải thiện tình trạng lưu thông máu, phối hợp với các món ăn bổ thận sẽ đạt được hiệu quả dưỡng thận rất tốt.

6. Làm chậm quá trình lão hóa

Quá trình lão hóa của con người diễn ra nhanh chủ yếu là do thận suy yếu công năng. Trong khi đó, ngâm chân bằng nước gừng giúp cải thiện khí huyết, dưỡng thận, từ đó có thể làm chậm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ.

Kiên trì ngâm chân với thứ này còn hơn dùng thuốc bổ - Ảnh 2.

Không chỉ là một loại gia vị thơm ngon, gừng còn là một vị thuốc bổ dưỡng và là nguyên liệu ngâm chân vừa rẻ, vừa có nhiều công dụng thần kỳ. (Ảnh: nguồn Internet).

Những nguyên tắc cấm kỵ khi ngâm chân

1. Không ngâm chân quá lâu:

Ngâm chân chỉ nên tiến hành từ 15 – 30 phút. Bởi trong quá trình này, máu trong cơ thể tuần hoàn nhanh hơn, nhịp tim cũng nhanh hơn so với bình thường, làm gia tăng gánh nặng cho trái tim.

Mặt khác, bởi trong lúc ngâm chân, máu chủ yếu đi xuống hai chi dưới, người thể chất suy yếu dễ bị choáng váng do thiếu máu não, thậm chí có thể bị ngất.

Do đó, người có tiền sử mắc bệnh tim, đột quỵ, người lớn tuổi tuyệt đối không nên ngâm chân quá lâu. Khi thấy có dấu hiệu choáng váng, họ cần ngừng ngay việc ngâm chân và lên giường nằm nghỉ.

2. Không ngâm chân trong vòng 30 phút sau khi ăn

Khi vừa ăn xong, đại bộ phận lượng máu trong cơ thể đều dồn về dạ dày để phục vụ cho quá trình tiêu hóa – hấp thu.

Ngâm chân lúc này sẽ khiến lượng máu phục vụ hệ tiêu hóa bị phân tán tới các chi dưới, khiến cơ thể không đủ động lực để tiêu hóa thức ăn, lâu dài sẽ dẫn đến chứng khó tiêu.

Kiên trì ngâm chân với thứ này còn hơn dùng thuốc bổ - Ảnh 3.

Buổi tối từ 19h – 21h là lúc khí huyết trong thận suy yếu nhất trong ngày. Ngâm chân vào khoảng thời gian này sẽ giúp gan bổ sung khí huyết. (Ảnh minh họa).

3. Chú ý tới nhiệt độ nước ngâm

Nhiệt độ của nước ngâm không nên quá nóng, càng không nên quá lạnh. Đối với người bình thường, cơ thể thường dao động ở mức nhiệt 36-37 độ C, nước ngâm chân có thể cao hơn nhiệt độ cơ thể từ 2-3 độ C, khoảng 40 độ là vừa ấm.

Đối với người có da chân thô cứng, nhiều vết chai, nhiệt độ của nước ngâm có thể nóng hơn một chút. Tuy nhiên, đối với trẻ em, người bị tiểu đường thì nước ngâm nên để nhiệt độ thấp hơn để tránh da chân bị bỏng.

*Theo Sina Health

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại