Móng tay không ngừng phát triển và mang theo đó là lịch sử dinh dưỡng, bệnh tật, chấn thương và thậm chí dự báo nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe của bạn. Phần lớn chúng ta chỉ chú tâm chăm chút, “làm nail” để có một bộ móng tay, móng chân đẹp và bắt mắt. Tuy nhiên, hãy quan sát kỹ móng tay của bạn và nếu có bất cứ dấu hiệu nào sau đây, bạn nên tới gặp bác sĩ ngay. Ảnh:KT
Móng tay trắng bệch hoặc có màu xám nhợt nhạt có thể là dấu hiệu của suy dinh dưỡng và thiếu máu (không đủ sắt) hoặc có thể là bệnh gan… Móng tay trắng với phần viền tối hơn có thể là bệnh gan. Còn nếu móng tay của bạn đã thay đổi màu sắc hoặc có những đốm màu (trừ khi bạn bị bầm tím), hãy đi khám ngay. Ảnh: KT
Móng tay hơi có màu xanh có nghĩa là cơ thể bạn lưu thông oxy không tốt. Bạn có thể bị bệnh phổi hoặc tim nghiêm trọng. Nếu móng tay bạn có triệu chứng này cùng với việc bị tức ngực, bạn nên tới gặp bác sĩ. Ảnh: KT
Móng tay ngả vàng có thể do bị nhiễm nấm. Đôi khi, móng tay màu vàng lại là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp nghiêm trọng, bệnh phổi, viêm phế quản mãn tính hay tiểu đường và bệnh vẩy nến... Trong một số trường hợp, móng tay màu vàng có thể là dấu hiệu của vàng da, đồng nghĩa với việc gan của bạn đang trong tình trạng nguy hiểm. Ảnh: KT
Móng tay răng cưa hoặc bị rỗ có thể là dấu hiệu của vẩy nến hoặc viêm khớp. Đôi khi da dưới móng sẽ có màu nâu đỏ. Móng tay bị rỗ có thể bắt nguồn từ rối loạn mô liên kết như hội chứng Reiter - chứng viêm khớp phản ứng, là tình trạng viêm khớp vô khuẩn xảy ra sau tình trạng nhiễm trùng, thường là nhiễm trùng đường tiết niệu. Ảnh: KT
Móng tay đầu búa là triệu chứng móng tay dần dần phát triển rộng hơn và cong quanh đầu ngón tay. Móng tay đầu búa cho thấy bạn có thể đang bị thiếu oxy trong máu và là dấu hiệu của bệnh phổi.
Đây cũng có thể là một triệu chứng của bệnh viêm ruột, bệnh tim mạch hoặc gan và AIDS. Đôi khi đây có thể là do di truyền, như thường thấy ở một số người gốc Phi. Tuy nhiên, bạn cần đi khám ngay khi gặp tình trạng này. Ảnh: Wikipedia
Nếu móng tay của bạn mềm và lõm hình thìa, cơ thể bạn có thể có quá nhiều hoặc quá ít chất sắt. Nó cũng liên quan đến suy dinh dưỡng, tiểu đường, bệnh tim, thiếu vitamin B và các bệnh khác.
Bạn cũng có thể thấy móng tay như vậy sau khi hóa trị hoặc xạ trị, tiếp xúc với dầu mỏ hoặc chấn thương móng. Chúng cũng có thể là di truyền hoặc xuất hiện ở những người sống tại các vùng núi cao. Ảnh: KT
Vùng da xung quanh móng tay bị sưng đỏ có thể là một bệnh nhiễm trùng. Hãy thử ngâm tay hoặc chân trong muối Epsom (một loại muối có vị đắng) và nước ấm vài lần. Nếu vết đỏ không hết, bạn sẽ phải gặp bác sĩ vì đây có thể là nhiễm trùng hoặc là dấu hiệu của rối loạn mô liên kết như lupus. Ảnh: KT
Các vạch tối trên móng tay có thể báo hiệu các tình trạng rất nghiêm trọng bao gồm HIV, lupus và polyp đường tiêu hóa. Chúng cũng có thể là một dấu hiệu của khối u ác tính.