Kịch bản nào cho Ukraine – Nga thì Mỹ cũng được hưởng lợi?

Đức Trí |

Truyền thông Ukraine mới đây đưa ra 3 kịch bản về vấn đề Nga – Ukraine, trong đó Mỹ luôn là bên hưởng lợi lớn nhất.

Theo trang Strana của truyền thông Ukraine, mặc dù Ukraine gần đây đã tuyên bố sẽ không phát động một cuộc tấn công quân sự, nhưng không loại trừ các mối đe dọa quân sự ở Donbass hay trong quan hệ Nga-Ukraine.

Đầu tiên, tại khu vực Donbass, số người bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột vẫn đang tăng lên, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã lưu ý rằng, cả hai bên đã tập kết một lượng lớn vũ khí và trang bị trên tiền tuyến.

Thứ hai, tại khu vực biên giới của Ukraine, Nga rõ ràng đã tập hợp một số lượng lớn binh lực.

Thứ ba, ở khu vực Biển Đen, cả tàu chiến của Mỹ và Nga đều đã tiến vào Biển Đen để tiến hành các cuộc tập trận “răn đe” nhau.

Cuối cùng, mối đe dọa chiến tranh đã được truyền thông tuyên truyền rộng rãi, bao gồm cả các tuyên bố chính thức của các quốc gia khác nhau và ý kiến của dư luận. Căn cứ vào tình hình hiện nay, có 3 kịch bản có thể xảy ra với Ukraine.

Kịch bản nào cho Ukraine – Nga thì Mỹ cũng được hưởng lợi? - Ảnh 1.

Xung đột ở miền Đông Ukraine đang ngày càng nghiêm trọng. Nguồn: Sina.

Mỹ khuyến khích Ukraine tham chiến

Theo góc độ này, người Mỹ có thể hài lòng với bất kỳ kết quả nào của cuộc chiến. Nếu trong chiến tranh, phía Nga không hỗ trợ lực lượng vũ trang địa phương ở Đông Ukraine thì Ukraine sẽ chiếm lại lãnh thổ của mình, đây là kết quả mà Nga không thể chấp nhận.

Nếu Nga can thiệp, quân đội Ukraine sẽ bị đánh bại, đây cũng là lý do chính đáng của Mỹ để can dự. Washington có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt “không tưởng” nhất đối với Nga và thuyết phục Đức dừng dự án North Stream 2, đồng thời thiết lập căn cứ quân sự ở Ukraine.

Theo kịch bản này, dù cho Nga tấn công “khủng khiếp” đến như thế nào thì Ukraine chắc chắn vẫn sẽ trở thành “nạn nhân”. Dù cho đó là tổn thất của Quân đội Ukraine, hay Ukraine mất bao nhiêu lãnh thổ, đây đều không phải là vấn đề lớn đối với người Mỹ.

Ukraine hoàn toàn “quay lưng” với Nga

Trong trường hợp đàm phán bế tắc, Ukraine có thể không còn tuân thủ thỏa thuận Minsk. Trong nội bộ Ukraine, có thể tất cả các lực lượng ủng hộ thỏa hiệp với Nga bị loại trừ, điều này khiến chính sách thân phương Tây “lên ngôi”.

Một khi điều này xảy ra, Ukraine sẽ sớm gia nhập NATO, và việc Mỹ thiết lập căn cứ quân sự ở Ukraine gần biên giới Nga chỉ còn là vấn đề thời gian.

Trong trường hợp này, Nga có thể giáng một “đòn chí mạng” vào quân đội Ukraine ở Donbass, buộc Ukraine phải ký một thỏa thuận Minsk mới, đồng thời thực hiện các thỏa thuận này ngay lập tức và điều chỉnh chính sách đối ngoại thân phương Tây của mình.

Hành động này sẽ khống chế được tình hình xung đột ở Đông Ukraine, đồng thời giải quyết được vấn đề nước ngọt ở Ukraine.

Tuy nhiên, một tình huống có thể xảy ra là, các cuộc tấn công quân sự của Nga vào Ukraine làm cho Chính phủ Ukraine phải quay đầu hoàn toàn với Nga về mặt chính sách. Cuối cùng, Mỹ vẫn là quốc gia được hưởng lợi.

Kịch bản nào cho Ukraine – Nga thì Mỹ cũng được hưởng lợi? - Ảnh 3.

Nga và Ukraine xung đột theo kịch bản nào thì Mỹ cũng hưởng lợi. Nguồn: Sina.

Nga và Ukraine chỉ răn đe lẫn nhau

Theo kịch bản này, các bên chỉ đang tạo ra căng thẳng chứ không hề có ý định kích động một cuộc chiến quy mô lớn. Việc duy trì căng thẳng trên tiền tuyến là điều thuận lợi cho Chính quyền Ukraine để có thể bỏ qua những lời chỉ trích và cáo buộc từ phe đối lập trong nước.

Đối với Nga, Moscow muốn thông qua vấn đề Ukraine để “khoe cơ bắp” với phương Tây. Cùng với đó, Nga muốn Ukraine hiểu rằng, để tránh chiến tranh, Ukraine phải thực hiện thỏa thuận Minsk một cách toàn diện.

Ngoài ra, Nga muốn thông qua Ukraine để gửi đến phương Tây thông điệp rằng: “không nên cản trở dự án North Stream 2, nếu không Nga thực sự không còn gì để mất”.

Trong trường hợp này, Mỹ có thể lợi dụng tình hình ở Ukraine để chứng tỏ “sự hung hăng” của Nga đối với châu Âu và khuyến khích Đức từ bỏ dự án North Stream 2. Ngoài ra, kịch bản này có thể làm tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực.

Tuy nhiên, xét cho cùng, không ai muốn một cuộc chiến thực sự. Nếu dự án North Stream 2 có thể tiếp tục được thực hiện, hoặc là phương Tây và Nga có thể tìm thấy một số thỏa hiệp khác (không phải về vấn đề Ukraine), thì căng thẳng này sẽ hạ nhiệt.

Nhưng vấn đề là trong quá trình này, bất kỳ hành động khiêu khích nào có thể xảy ra sẽ trở thành cái cớ cho chiến tranh bùng nổ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại