Không nói nhiều, Nga đã đưa hệ thống đánh chặn laser Peresvet vào thực chiến

Thanh Tuấn |

Topwar đưa tin, Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Nga Valery Gerasimov tuyên bố, hệ thống laser Peresvet sẽ bắt đầu phục vụ trong lực lượng vũ trang Nga, hứa hẹn tăng cường khả năng phòng thủ và đánh chặn tên lửa đạn đạo.

Trong thông điệp gửi tới Hội đồng Liên bang vào tháng 3/2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lần đầu tiên giới thiệu tổ hợp laser quân sự mới nhất của Nga được mang tên là Peresvet.

"Chúng ta biết rằng, một số quốc gia đang phát triển các loại vũ khí dựa trên các nguyên lý vật lý mới. Có cơ sở để cho rằng, trong lĩnh vực này chúng tôi cũng thực hiện một bước tiến vượt trội.

Ví dụ, những kết quả đáng kể đã đạt được trong lĩnh vực phát triển vũ khí laser. Không chỉ về lý thuyết và những dự án, Quân đội bắt đầu nhận các tổ hợp chiến đấu laser. Các chuyên gia hiểu rằng, sự hiện diện của các tổ hợp như vậy đã mở rộng đáng kể, cụ thể gấp mấy lần khả năng của Nga trong lĩnh vực quốc phòng", Tổng thống Nga nói.

Không nói nhiều, Nga đã đưa hệ thống đánh chặn laser Peresvet vào thực chiến - Ảnh 1.

Bề ngoài hệ thống vũ khí laser Peresvet giống như một container chở hàng trên khung gầm có bánh xe. Ảnh: Topwar.

Từ những năm 1970, Liên Xô và Hoa Kỳ bắt đầu phát triển vũ khí laser. Vấn đề chính mà các nhà thiết kế phải đối mặt là phải tạo ra nguồn năng lượng rất lớn, bởi vì laser chiến đấu phải có công suất hàng chục kilowatt.

Vào cuối những năm 1970, Liên Xô đã tạo ra một tổ hợp laser trên nền tảng máy bay vận tải Ilyushin Il-76. Đến đầu những năm 1990, các chuyên gia Xô viết đã chế tạo hai tổ hợp như vậy, nhưng sau đó dự án bị dừng lại gần 20 năm.

Các thử nghiệm được nối lại chỉ trong năm 2009, nhưng chỉ với phiên bản tại "phòng thí nghiệm".Sau nhiều lần được lên kế hoạch triển khai hệ thống Peresvet vào thực chiến, thì kể từ đầu tháng 12/2019, hệ thống Peresvet đã chính thức được triển khai chiến đấu cùng với các hệ thống phòng thủ tên lửa khác của Nga.

Hệ thống Peresvet đã chứng minh khả năng có thể đánh chặn được cả những tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Năm 2002, chiếc máy bay được trang bị hệ thống laser trên không YAL-1 đã thực hiện chuyến nay đầu tiên tại Hoa Kỳ. Như đã dự kiến, tổ hợp này sẽ có khả năng bắn trúng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ở giai đoạn phóng.

Nhưng dự án đã bị dừng lại vì quá đắt. Năm 2017, ở Vịnh Ba Tư, Lockheed Martin đã thử nghiệm thành công vũ khí laser được gắn trên một chiếc tàu vận tải. Các vị tướng ở Lầu Năm Góc bắt đầu nói về "vũ khí vạn năng cực kỳ chính xác".

Việc trang bị cho các lực lượng vũ trang Nga loại vũ khí dựa trên các nguyên tắc vật lý mới (ONFP) bắt đầu vào năm 2017, trong khuôn khổ chương trình vũ khí quốc gia. Sau khi các tổ hợp laser này xuất hiện trong quân đội, sẽ tổ chức quá trình đào tạo sử dụng vũ khí cho các đơn vị quân đội và cho từng cá nhân bộ đội.

Không nói nhiều, Nga đã đưa hệ thống đánh chặn laser Peresvet vào thực chiến - Ảnh 3.

Hệ thống vũ khí laser Peresvet của Nga. Ảnh: Topwar.

ONFP là một loại vũ khí mới, được chế tạo trên cơ sở tạo lập các quá trình vật lý và các hiện tượng mà trước đây chưa được sử dụng cho vũ khí thông thường như hỏa lực hay vũ khí lạnh hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt (ví dụ như hạt nhân, hóa học, vi trùng).

Hệ thống vũ khí laser chiến đấu Peresvet của quân đội Nga có 2 khả năng rất quan trọng là bắn hạ máy bay không người lái (UAV) và chống lại tên lửa hành trình tầm xa với độ chính xác cao tương tự Tomahawk của Mỹ.

Giám đốc Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (CAMTO) Igor Korotchenko đã khẳng định, vũ khí laser như tổ hợp Peresvet có thể tiêu diệt các máy bay không người lái chế tạo công nghiệp và thủ công.

Không nói nhiều, Nga đã đưa hệ thống đánh chặn laser Peresvet vào thực chiến - Ảnh 4.

Màn hình hiển thị mục tiêu bên trong của hệ thống Peresvet. Ảnh: Topwar.

"Vũ khí laser chiến đấu rất nhạy cảm với điều kiện môi trường. Trong điều kiện môi trường thuận lợi, khi không có sương mù, cũng không có bão cát, cũng như mưa, trong điều kiện lý tưởng, các tổ hợp laser như Peresvet đủ hiệu quả để tiêu diệt các mục tiêu giả lập như máy bay không người lái, trực thăng bay thấp", ông Korotchenko nói.

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng, ngoài các hạn chế về thời tiết, các hệ thống laser đòi hỏi các thiết bị điện với công suất cần thiết rất lớn nên có thể không dễ triển khai trên thực địa.

Một tính năng quan trọng thứ hai là nhờ laser mà hệ thống vũ khí này có thể đối phó hiệu quả với các phương tiện tấn công đường không hiện đại, vũ khí laser có thể được sử dụng để đối phó hiệu quả với các loại phương tiện chiến đấu trên không, vũ khí có độ chính xác cao hoặc thiết bị tình báo quang điện tử.

Không nói nhiều, Nga đã đưa hệ thống đánh chặn laser Peresvet vào thực chiến - Ảnh 5.

Hệ thống vũ khí laser Peresvet trong quá trình di chuyển. Ảnh: Topwar.

Dưới ảnh hưởng của chùm tia laser, các thiết bị điện tử bị phá hỏng rất nhanh chóng và trong một thời gian dài.

Ví dụ, khi bay tới mục tiêu tên lửa hành trình Mỹ Tomahawk tìm kiếm nó theo hình ảnh kỹ thuật số được ghi trong bộ nhớ của đầu đạn.

Nếu vào thời điểm này chùm tia laser "chạy" qua nó, quả tên lửa sẽ mất mục tiêu và tự phát nổ.

Như vậy là mặc dù không có những tuyên bố ồn áo nhưng Nga đã âm thầm phát triển và nhanh chóng biên chế những hệ thống vũ khí laser thực sự, đã hình thành khả năng chiến đấu chứ không còn đơn thuần là các cuộc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Với những phân tích được nêu trên, rõ ràng là ngoài các hệ thống phòng không tầm gần như Pantsir-S, Tor-M2E, tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ lại tiếp tục gặp phải một khắc tinh mới đến từ Nga.

Về phần mình, Không quân Mỹ đang nghiên cứu khả năng cài đặt hệ thống laser trên máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-135. Lầu Năm Góc đã ký hợp đồng về việc vũ khí laser cho máy bay chiến đấu sẽ được phát triển đến năm 2021.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại