Khi trà ở trong 9 trạng thái này thì không nên uống, rất có hại cho sức khỏe

Vân Hồng |

Trà rất tốt cho sức khỏe, mang lại tác dụng chăm sóc, phòng ngừa nhiều loại bệnh. Nhưng uống trà cần có kiến thức tốt, nếu không sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đây là 9 lưu ý.

Chúng ta uống trà hàng ngày vì đây là thứ đồ uống phổ biến, có lợi cho sức khỏe, uống đều đặn có tác dụng dưỡng sinh và phòng bệnh rất tốt. Tuy nhiên, việc uống trà đúng cách lại không đơn giản, thậm chí, bạn phải nên cầu kỳ một chút.

Sau đây là lời khuyên quan trọng và hữu ích về cách uống trà, nếu trà ở trong 9 trạng thái dưới đây thì bạn thực sự nên tránh, để không làm hại sức khỏe. Đặc biệt là đối với những người có thể chất không được khỏe mạnh.

1. Trà đã bị biến chất

Nếu như bạn bảo quản trà không đúng cách, chúng nó thể bị biến chất, hấp thụ hơi ẩm và sản sinh nấm mốc. Có nhiều người thích uống trà, "tiếc của" nên có thể sẽ không muốn đổ bỏ dù biết rằng chúng đã bị mốc.

Trà biến chất sẽ chứa rất nhiều chất độc hại và vi khuẩn, vì thế tuyệt đối không nên tiếp tục sử dụng. Bên cạnh đó, trà sau khi pha xong, bạn nên uống ngay thay vì để quá lâu, trà sẽ bị biến chất, ô xy hóa, nhiễm khuẩn. Loại trà pha lâu không uống, bạn cũng nên đổ bỏ.

Khi trà ở trong 9 trạng thái này thì không nên uống, rất có hại cho sức khỏe - Ảnh 1.

2. Trà nước đầu

Đây là loại trà bạn vừa cho vào ấm, đổ nước sôi vào, thì nước trà đó gọi là trà nước đầu. Do quy trình chăm sóc, sản xuất trà hiện nay trải qua khá nhiều công đoạn gia công, đóng gói, rất khó tránh khỏi việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và bảo quản, khói bụi… Vì vậy, khi pha chè, bạn nên đổ bỏ nước đầu, một cách nhanh chóng, coi như "rửa" chè.

Dư lượng thuốc trừ sâu trong trà không chỉ có thể gây độc tính mãn tính mà còn có thể gây ngộ độc cấp tính, đặc biệt nguy hiểm hơn đối với trẻ em.

3. Trà sao sấy bị cháy

Đây là loại trà khi chế biến ở mức nhiệt quá cao, quá trình sao sấy khô trà bị cháy. Khi ở trạng thái này thì bạn không nên uống nữa vì nó đã mất đi dinh dưỡng và hương vị vốn có của trà, uống vào không chỉ không có hương vị thơm ngon nữa mà còn không tốt cho sức khỏe.

4.Trà pha sẵn để lâu

Khi trà pha xong không uống, để thời gian lâu thì lá trà sẽ tự động chuyển vào quá trình oxy hóa polyphenol, chất béo, các chất thơm trong trà. Điều này không chỉ làm cho màu trà đậm đặc, hương vị không ngon, mùi vị không hấp dẫn, giá trị dinh dưỡng đã mất, mà vitamin C, vitamin P, Axit amin… đều đã giảm do quá trình oxy hóa, giá trị của trà đã giảm đáng kể.

Ngoài ra, nếu trà pha xong để quá lâu, nó sẽ bị ô nhiễm vi sinh vật, không có lợi cho đường ruột, thậm chí ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

Khi trà ở trong 9 trạng thái này thì không nên uống, rất có hại cho sức khỏe - Ảnh 2.

5. Trà lạnh

Trà nên uống ấm sẽ tốt hơn. Uống trà ấm sẽ khiến cho tinh thành sảng khoái, thư giãn, dễ chịu. Cảm giác mang lại sau khi uống trà ấm sẽ khiến cho bạn minh mẫn tỉnh táo hơn, mắt sáng hơn. Nếu như uống trà lạnh, cơ thể bạn sẽ bị nhiễm lạnh, gây ra những tác dụng phụ khác, như dễ bị viêm nhiễm.

6. Trà nóng vừa pha

Trà thường được pha với nước có nhiệt độ cao, vì vậy sau khi vừa pha xong, bạn không thể uống ngay khi nhiệt độ nước vẫn đang quá nóng. Trà quá nóng sẽ dẫn đến kích thích mạnh trong cổ họng, thực quản và dạ dày. Nhiệt độ của trà phải ở mức dưới 56 ° C bạn mới được uống.

Khi trà ở trong 9 trạng thái này thì không nên uống, rất có hại cho sức khỏe - Ảnh 3.

7. Trà có mùi lạ

Khi bảo quản trà không đúng cách, trà để cùng với các thực phẩm khác sẽ bị nhiễm mùi. Khi trà chuyển thành mùi khác, hoặc có mùi lạ mà bạn không còn ngửi được mùi trà nguyên bản ban đầu, được coi là trà đã mất vị, tốt nhất là không nên uống nữa. Thậm chí có thể bị nhiễm độc, ví dụ như nhiễm mùi sơn, mùi dầu, mùi long não…

8. Trà quá đặc

Trà đặc có chứa một lượng lớn caffeine, theophylline, một trong những chất có tính kích thích mạnh. Nếu bạn uống trà này có thể gây mất ngủ, đau đầu, ù tai, chóng mặt, đau dạ dày và không tốt cho sức khỏe.

Khi trà ở trong 9 trạng thái này thì không nên uống, rất có hại cho sức khỏe - Ảnh 4.

9. Trà để qua đêm

Trà đã pha nhưng chưa uống hết, để qua đêm, đặc biệt là trà đã thay đổi khẩu vị, sẽ sinh ra một số lượng lớn vi khuẩn. Ngoài ra, một lượng lớn axit tannic còn lại trong trà sẽ trở thành một chất ôxít gây kích ứng mạnh, gây kích thích dạ dày và ruột. Tốt nhất là không nên uống.

*Theo Health/People

Xem thêm:

Cách pha bạch trà

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại