Khi gặp các triệu chứng thường gặp này, hãy đi khám thận trước khi quá muộn!

Trần Quỳnh |

Ít ai biết rằng, những triệu chứng thường gặp dưới đây lại là dấu hiệu "báo động đỏ" về tình trạng thận của bạn.

1. Cơ thể mệt mỏi

Khi chức năng thận suy yếu, việc bài tiết các chất thải qua đường nước tiểu sẽ trở nên khó khăn hơn, khiến cho cơ thể có cảm giác mệt mỏi, mất sức, rã rời.

Hơn nữa, nếu cơ thể đang trong thời gian mắc bệnh, các chất dinh dưỡng như protein sẽ dễ rò rỉ và bị cơ thể đào thải ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây cho bạn cảm giác mệt mỏi.

Cần lưu ý rằng, triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn thành tình trạng mệt mỏi do làm việc quá độ nên hay bị mọi người bỏ qua.

Khi gặp các triệu chứng thường gặp này, hãy đi khám thận trước khi quá muộn! - Ảnh 1.

Đừng chủ quan trước tình trạng mệt mỏi kéo dài. (Ảnh minh họa).

2. Chán ăn

Không có cảm giác thèm ăn, chán ăn, ăn không ngon miệng, thậm chí buồn nôn, nôn mửa… đều là những triệu chứng thường gặp ở người bệnh thận.

Tuy nhiên, các triệu chứng kể trên thường dễ bị nhầm lẫn với nhóm bệnh về gan hoặc về đường tiêu hóa. Bởi vậy, nếu không được chẩn đoán chính xác, người bệnh có khả năng chậm trễ trong quá trình điều trị và gây nên nhiều hậu quả khôn lường.

Do đó, khi xuất hiện những dấu hiệu liên quan tới chán ăn, bạn nên đi khám tổng thể để biết được chính xác tình trạng bệnh lý của mình và có biện pháp điều trị kịp thời.

3. Nước tiểu có bọt

Một trong số những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng nước tiểu có bọt là do protein bị rò rỉ từ thận gây nên.

Nếu gặp phải trường hợp này, bạn tốt nhất nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác, tránh để tình trạng kéo dài và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

4. Đau thắt lưng

Vị trí của thận nằm ở hai bên của cột sống phần eo. Do đó, khi cơ quan này gặp vấn đề, người bệnh sẽ cảm thấy đau thắt lưng, đau vùng eo.

Đây là một trong số những triệu chứng dễ nhận thấy nhất của các bệnh lý liên quan tới thận. Do đó, ta nên chú ý tình trạng vùng thắt lưng để nắm được phần nào sức khỏe của thận.

Khi gặp các triệu chứng thường gặp này, hãy đi khám thận trước khi quá muộn! - Ảnh 2.

Những cơn đau ở vùng thắt lưng phần nào phản ánh tình trạng bất thường của thận. (Ảnh minh họa).

5. Lượng nước tiểu bất thường

Người bình thường trung bình mỗi ngày đi tiểu từ 4 đến 6 lần và thải ra khoảng 800-2000ml nước tiểu.

Nếu bạn phát hiện số lần đi tiểu và lượng nước tiểu quá ít hoặc quá nhiều, hãy chú ý tới cơ thể, đặc biệt là tình trạng thận của mình.

6. Phù thũng

Uống quá nhiều nước, ngủ quá lâu, tăng cân đột ngột… đều là những nguyên nhân gây phù nề một số bộ phận trên cơ thể như mặt, mắt, chân…

Tuy nhiên, các nguyên nhân kể trên chỉ dẫn tới tình trạng phù thũng ở mức độ nhẹ. Nếu dấu hiệu này không biến mất hoặc có nguy cơ ngày một nặng thêm, bạn hãy kiểm tra tình trạng thận của mình.

7. Tiểu ra máu hoặc tiểu ra protein

Tiểu ra máu hoặc nước tiểu chứa protein đều là những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh lý về thận ở mức độ nghiêm trọng.

Nếu không được khám chuyên khoa, không ít các bác sĩ không chuyên về thận có thể bỏ qua dấu hiệu này.

Bởi vậy, khi nhận thấy nước tiểu có màu sắc và trạng thái bất thường, bạn nên đi khám ở những phòng khám chuyên khoa về thận để có kết quả chính xác nhất.

8. Thiếu máu

Bên cạnh chức năng đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể, thận còn đóng vai trò điều hòa nội tiết và hormone trong máu.

Vì thế, nếu cơ quan này rơi vào tình trạng rối loạn, người bệnh hoàn toàn có nguy cơ thiếu máu.

Khi gặp các triệu chứng thường gặp này, hãy đi khám thận trước khi quá muộn! - Ảnh 3.

Ít ai biết rằng, những vấn đề về thận cũng là một trong số các nguyên nhân phổ biến gây ra thiếu máu. (Ảnh: nguồn Internet).

9. Tiểu đường

Người mắc tiểu đường thường có nguy cơ mắc các bệnh về thận cao hơn so với nhóm đối tượng còn lại. Chứng bệnh bao gồm cả hai căn bệnh này được biết tới với tên gọi "thận tiểu đường" - biến chứng nghiêm trọng của tiểu đường.

Bệnh thận tiểu đường chia làm 5 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu bệnh còn dễ trị nếu để đến giai đoạn sau rất dễ phát triển thành chứng tăng ure huyết.

Do đó, các chuyên gia y tế kiến nghị người bệnh tiểu đường cũng nên thường xuyên đi kiểm tra tình trạng của thận.

10. Cao huyết áp

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chứng tăng huyết áp gây ra suy thận và ngược lại, suy thận có thể gây nên tăng huyết áp.

Vấn đề đặt ra đối với người bệnh là cần phải kiếm soát được huyết áp để tránh bị suy thận, và cần điều trị tốt suy thận mới có thể hạn chế được tăng huyết áp.

11. Bệnh gout và tăng acid uric máu

Hàm lượng uric quá cao trong máu sẽ khiến acid uric gây ra chứng cao huyết áp hoặc lắng đọng ở thận, làm tổn thương chức năng thận.

Ở bệnh nhân gout, tinh thể urate natri lắng đọng ở nhiều cơ quan trong cơ thể. Trong đó, thận là cơ quan có lắng đọng rất sớm. Vi tinh thể urate natri lắng đọng trong xoang thận sẽ tạo ra sỏi thận có thể làm tắc đường tiểu, viêm đường tiểu, ứ nước, dãn thận… lắng đọng trong các ống thận gây viêm thận kẽ và tắc các ống thận làm tổn thương tổ chức nhu mô thận và giảm chức năng thận.

12. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên và kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan tới thận như: viêm bể thận cấp, áp xe quanh thận, suy thận cấp…

Đặc biệt, trẻ em có trào ngược bàng quang niệu quản có thể gây nhiễm trùng thận nhanh chóng và đưa đến suy thận mạn tính.

*Theo Sina Health

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại