Trong hầu hết các trường hợp, tắm, dùng thuốc khử mùi, đánh răng có thể là phương pháp khắc phục tình trạng hơi thở hôi.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mùi cơ thể có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn có vấn đề. Theo một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Thụy Điển khuyến cáo, một số bệnh thực sự có thể gây ra mùi cơ thể.
Dưới đây là 5 mùi lạ có thể là dấu hiệu báo hiệu sức khỏe của bạn có vấn đề mà bạn không nên xem thường.
1. Hơi thở có mùi hoa quả là dấu hiệu của bệnh tiểu đường
TS Robert Gabbay, Giám đốc Y khoa của Trung tâm Tiểu đường Joslin ở Boston (Mỹ) cho biết: "Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể có lượng insulin thấp đồng thời tăng lượng đường trong máu. Khi cơ thể không thể tạo ra năng lượng cần thiết để hoạt động bình thường, các axit béo bắt đầu bị phá vỡ để được chuyển hóa thành nhiên liệu.
Điều này tạo ra sự hình thành hóa chất có tính axit gọi là xeton trong máu của bạn. Một trong những axit xeton trong máu có thể gây ra mùi trái cây trong hơi thở của bạn".
(Ảnh minh họa)
Thông thường, các bệnh nhân thường không nhận ra mùi này cho đến khi có ai nói, tuy nhiên, các bác sĩ thường ngửi thấy mùi này ngay khi bệnh nhân bước vào phòng.
Đái tháo đường có nhiễm toan xeton rất nghiêm trọng - có thể gây tử vong. Chứng bệnh này có thể khiến bạn nôn mửa, đi tiểu thường xuyên, khiến cơ thể bị mất nước ở mức nghiêm trọng.
Đái tháo đường có nhiễm toan xeton còn gây ra hàng loạt triệu chứng khác như mệt mỏi, mờ mắt, giảm cân không rõ lý do. Do vậy, nếu bạn nhận thấy hơi thở có mùi trái cây kèm các dấu hiệu mệt mỏi, khô miệng, khó thở, hoặc đau bụng hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo.
2. Mùi ở bàn chân có thể là dấu hiệu của nấm bàn chân
Theo Hiệp hội Y khoa điều trị chân Hoa Kỳ, nhiễm nấm ở chân có thể gây mùi hôi chân kèm theo các triệu chứng da khô, vảy quanh ngón chân, đỏ.
Theo bác sĩ Cameron Rokhsar, chuyên gia lâm sàng về da liễu tại Bệnh viện Mount Sinai ở New York, chân có thể phát mùi hôi do vi khuẩn và nấm xâm nhập vào da và các ngón chân.
Nếu bạn bị xước chân và chạm vào các vị trí khác của cơ thể, nấm có thể lan đến vùng này, từ đó gây nên mùi hôi tại các vị trí tương tự.
3. Phân có mùi cay nồng là dấu hiệu của chứng không dung nạp lactose
Theo Ryan Ungaro, trợ lý giáo sư về Hệ tiêu hóa tại Bệnh viện Mount Sinai ở New York, khi ruột non không sản xuất đủ enzyme lactase, nó không thể tiêu hóa lactose – một loại đường có trong các sản phẩm sữa.
Khi đó, ruột non sẽ chuyển hóa trực tiếp lactose vào ruột kết thay vì máu, điều này có thể gây ra mùi cay nồng của chất thải.
Bác sĩ có thể chẩn đoán bạn mắc các vấn đề về đường ruột như bệnh viêm ruột Crohn. Sau đó, bác sĩ có thể giúp bạn xác định lượng lactose uống mỗi ngày mà không gây ra các vấn đề.
4. Nước tiểu đậm mùi và có màu có thể là triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu
Theo bác sĩ Jamin Brahmbhatt, chuyên gia tiết niệu tại Orlando Health, nhiễm trùng đường tiểu (UTIs) có thể khiến nước tiểu có mùi hôi như mùi hóa chất. Điều này xảy ra do vi khuẩn – chủ yếu là khuẩn E.coli nhiễm trùng ở niệu đạo, bàng quang.
UTIs thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới bởi niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn. Do vậy, nếu cảm thấy nước tiểu có mùi bất thường, hãy đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
(Ảnh minh họa)
5. Hơi thở có mùi khó chịu có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ
Hơi thở có mùi khó chịu ngay cả khi bạn đã vệ sinh răng miệng đúng cách có thể là dấu hiệu của tình trạng ngưng thở khi ngủ.
Ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến ngáy, khiến bạn phải hít thở qua đường miệng suốt đêm.
Bác sĩ Raj Dasgupta, trợ lý giáo sư y học lâm sàng tại Đại học Nam California cho hay, điều này có thể gây khô miệng, đó là nguyên nhân gây ra hơi thở hôi. Bởi khi hít thở bằng miệng, vi khuẩn sẽ sinh sôi nhanh hơn tạo ra khí sulfurous gây mùi.
Chứng ngáy ngủ còn liên quan đến các bệnh tiểu đường, huyết áp cao và bệnh tim, do đó, điều trị sớm có thể giúp bạn tránh được các ảnh hưởng sức khỏe về lâu dài.
Làm đủ 6 điều này "đánh bay" hôi miệng
*Theo Womenshealthmag