Gan là cơ quan trao đổi chất quan trọng của con người, nếu gan có bệnh, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, các triệu chứng phổ biến nhất là các vùng da trên cơ thể thay đổi, chẳng hạn như vàng da, có thể xuất hiện mắt vàng, nước tiểu vàng...
Điều này là do chức năng trao đổi chất của gan bị suy giảm, quá trình chuyển hóa bilirubin bị ảnh hưởng, tích tụ lại trong cơ thể. Ngoài vàng da, khi bệnh gan xuất hiện cũng có thể làm cho một số bộ phận cơ thể chuyển sang màu đen, sẫm màu hơn bình thường. Đây chính là tín hiệu quan trọng bạn cần chú ý.
Khi gan tiến triển xấu, có 4 bộ phận cơ thể chuyển sang màu đen
1. Khi gan hoạt động kém, sắc mặt chuyển sang màu đen, da tối, xám xịt
Màu sắc trên khuôn mặt và sắc tố da có một mối quan hệ trực tiếp với nhau, nếu khi bệnh gan phát sinh, sẽ có sự bất thường trong quá trình trao đổi chất của hắc tố melanin, ảnh hưởng tới sự trao đổi chất bilirubin.
Trong thời gian này, da của bạn sẽ chuyển sang màu ánh đồng vàng nâu, đồng thời chất da trở nên khô hơn, sần sùi, kém linh hoạt, không còn độ bóng, sáng và các hiện tượng bất thường khác.
(Ảnh minh họa)
2. Khi gan có vấn đề, vành mắt sẽ có quầng thâm
Sự rối loạn chuyển hóa của melanin do bệnh gan gây ra sẽ dễ dẫn đến hình thành các quầng thâm xung quanh mắt. Không những thế, bệnh gan cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng hoạt động bình thường của hệ thống nội tiết, dẫn đến các vấn đề về da như mụn và nám.
(Ảnh minh họa)
3. Khi gan có vấn đề, các tĩnh mạch vùng bụng sẽ nổi màu xanh đen, sưng lên
Trong những trường hợp bình thường, tĩnh mạch vùng bụng sẽ không nổi rõ ra bên ngoài, hầu như không nhìn rõ.
Nhưng khi cơ thể xuất hiện bệnh gan, tĩnh mạch vùng bụng vận chuyển máu có thể bị chặn, từ đó dẫn đến triệu chứng giãn tĩnh mạch, có thể nhìn thấy tĩnh mạch màu xanh đen nổi lên trên da bụng. Đặc biệt là ở những bệnh nhân bị xơ gan, cổ trướng thì dấu hiệu này sẽ rất rõ ràng.
(Ảnh minh họa)
4. Khi gan có bệnh, da vùng môi sẽ trở nên đen sạm, tối xỉn màu hơn
Khi da vùng môi chuyển thành màu đen, môi thâm hơn so với trước thực tế có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đối với bệnh nhân bị bệnh gan, môi trở nên thâm đen là một biểu hiện phổ biến của bệnh gan đang tiến triển.
(Ảnh minh họa)
Cách chăm sóc gan hàng ngày bằng thực phẩm
Một trong những cách quan trọng nhất mà bạn cần chủ động làm hàng ngày, đó là điều chỉnh thực phẩm, duy trì chế độ ăn uống phù hợp và tốt cho gan. Sau đây là những điều bạn nên quan tâm.
1, Các loại trái cây và rau quả giàu vitamin C như cam, dâu tây, táo, trái kiwi, lê, cà chua… Thực phẩm giàu vitamin C sẽ mang lại tác dụng chống oxy hóa, giúp cơ thể cải thiện sự trao đổi chất của tế bào gan.
2, Thực phẩm giàu vitamin E, vitamin B, chẳng hạn như quả óc chó, hạt thông, kê… Đây là những thực phẩm có thể bảo vệ tế bào gan, và thúc đẩy quá trình chuyển hóa protein, đường, acid béo.
3, Thực phẩm có nguồn gốc protein chất lượng cao, chẳng hạn như cá, trứng, gà, đậu phụ, sữa,… Những món ăn này chứa lượng protein chất lượng cao giúp các tế bào gan sửa chữa những sai sót, hỏng hóc.
Ngoài ra, chất béo bản chất không phải là "kẻ thù" của gan, gan cũng cần chất béo, chỉ là không cần quá nhiều, vì vậy thực phẩm ít chất béo cũng là lựa chọn đầu tiên đưa vào thực đơn hàng ngày để bảo vệ gan. Điều này hiểu đơn giản là, bạn không nên ăn quá nhiều chất béo, nhưng cũng không nên kiêng hoàn toàn chất béo.
*Theo Health/39
Xem thêm:
Ung thư Gan: Nguyên nhân gây bệnh và dấu hiệu nhận biết sớm