Kẹp tay vào cửa: Di chứng ám ảnh hơn bạn tưởng!

A. Thư |

Mỗi năm có hàng ngàn trẻ phải phẫu thuật hoặc bị di chứng vận động, phải từ bỏ giấc mơ nghề nghiệp, đau nửa đầu, trầm cảm… về sau chỉ bởi một cú kẹp tay vào cửa.

Hiệp hội Phẫu thuật viên Tạo hình – thẩm mỹ Anh (Bapras) vừa đưa ra con số đáng giật mình: Mỗi năm, 30.000 trẻ em bị tai nạn do kẹp tay vào cửa ra vào, cửa sổ hoặc các ngăn kéo. 1.500 em phải phẫu thuật ngón tay, nhiều em thậm chí phải cắt cụt ngón nếu bị nạn khi còn quá nhỏ.

Bác sĩ Anna De Leo, người phát ngôn của Bapras, đến từ Bệnh viện Cộng đồng Hoàng gia (London - Anh), nhấn mạnh rằng không nên xem thường dạng chấn thương này. Trẻ từng bị kẹp tay thường gặp khó khăn trong việc buộc dây giày, đánh máy, cầm đồ vật, thậm chí là cầm muỗng, nĩa để ăn uống hằng ngày.

Di chứng ở ngón tay thường kéo theo chứng đau khuỷu tay, đau nửa đầu, thậm chí là trầm cảm. Sức mạnh của tay có thể mất đi đến 20%.

Nhiều trẻ bị chấn thương ngón tay do cửa mà bác sĩ De Leo tiếp nhận bị chấn thương nặng đến nỗi phải được phẫu thuật cấp cứu trong ngày, tái khám nhiều lần và tập vật lý trị liệu lâu dài.

Các bác sĩ khuyên rằng nếu bạn có con nhỏ, hãy cố gắng lắp khóa cửa an toàn trên tất cả các cửa ra vào và dạy trẻ đừng nghịch ngợm với các loại cánh cửa.

Nếu cửa thường xuyên mở trong nhà như cửa bếp hay cửa thông ra vườn, có thể dùng dụng cụ nhựa dẻo hình chữ C gắn vào mép cửa để chúng không thể sập lại hoàn toàn nếu bị gió thổi hoặc trẻ đùa nghịch. Ngoài ra, các loại móc cài cố định cánh cửa đang mở và nằm ngoài tầm với của trẻ cũng là phương án hay.

Khi trẻ gặp nạn ở nhà...

- Té từ trên cao xuống, bị phỏng là những chấn thương nghiêm trọng nhất.

- Hầu hết tai nạn xảy ra trong nhà bếp và cầu thang.

- Trẻ dưới 4 tuổi thường dễ gặp tai nạn hơn.

- Bé nam thường khiến mình bị thương nhiều hơn bé gái.

- Ngộ độc, nghẹt thở, tai nạn liên quan đến thủy tinh... là các tai nạn phổ biến.

Nguồn: BBC

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại