Báo động nhiều trẻ nhỏ mắc đái tháo đường: Mẹ đừng bỏ qua dấu hiệu và biến chứng của bệnh

Linh Chi |

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đái tháo đường tuýp 1 ở trẻ em thường phát triển nhanh, thường là trong 1 tuần.

LTS: Chỉ trong tuần qua (23-29/9) đã có 3 trẻ nhỏ nhập viện do đái tháo đường typ 1 tại Bệnh viện Nhi TƯ. Đây là lần đầu tiên 3 trẻ vào khoa Nội tiết do mắc đái tháo đường chỉ trong vòng 1 tuần, góp phần vào con số hơn 30 ca mắc đái tháo đường mới từ đầu năm tới nay.

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là một căn bệnh tưởng chừng như chỉ gặp ở người lớn tuổi tấn công trẻ em thường có dấu hiệu nào? Nguyên nhân do đâu và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến mức nào?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em là tình trạng bệnh khiến cơ thể trẻ không còn khả năng sản sinh đủ lượng hormone quan trọng (insulin). Cơ thể trẻ cần đủ lượng insulin để sống sót, do đó cơ thể cần phải bù lượng insulin đã mất. Bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em còn được biết đến như là bệnh tiểu đường vị thành niên hoặc bệnh tiểu đường lệ thuộc insulin.

Báo động nhiều trẻ nhỏ mắc đái tháo đường: Mẹ đừng bỏ qua dấu hiệu và biến chứng của bệnh - Ảnh 1.

Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường ở trẻ em

Hiện các chuyên gia chưa thể xác định rõ được nguyên nhân chính xác của bệnh. Nhưng ở hầu hết những người bị đái tháo đường tuýp 1, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ nhầm lẫn việc phá hủy các tế bào sản sinh insulin ở tuyến tụy. Các yếu tố di truyền và môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình này.

Insulin thực hiện công việc quan trọng trong việc chuyển hóa đường (glucose) từ máu đến các tế bào của cơ thể. Khi các tế bào sản sinh insulin ở tuyến tụy bị tiêu hủy, cơ thể trẻ sẽ sản xuất ít hoặc không có insulin. Kết quả là, glucose tích tụ trong máu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Báo động nhiều trẻ nhỏ mắc đái tháo đường: Mẹ đừng bỏ qua dấu hiệu và biến chứng của bệnh - Ảnh 2.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường tuýp 1 ở trẻ em:

- Lịch sử gia đình: Bất cứ trẻ nào có cha mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì có nguy cơ mắc bệnh này rất cao.

- Tính nhạy cảm về di truyền: Sự hiện diện của một số gen cho thấy nguy cơ gia tăng bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ.

- Chủng tộc: Ở Mỹ, bệnh đái tháo đường tuýp 1 phổ biến hơn ở trẻ em không phải gốc Tây Ban Nha so với các chủng tộc khác.

Các yếu tố nguy cơ từ môi trường bao gồm:

- Một số virus: Tiếp xúc với các loại virus khác nhau có thể gây ra sự hủy hoại tự nhiên của các tế bào nội tiết tuyến tụy.

- Chế độ ăn: Không thể xác định được yếu tố dinh dưỡng cụ thể nào ở trẻ đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của bệnh đái tháo đường tuýp 1. Tuy nhiên, việc cho trẻ sơ sinh ăn sữa bò sớm có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, trong khi cho con bú có thể làm giảm nguy cơ này.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em

Các biến chứng của bệnh đái tháo đường tuýp 1 ở trẻ em phát triển chậm. Nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt trong 1 khoảng thời gian, biến chứng của tiểu đường có thể đe dọa đến mạng sống của bệnh nhân.

Báo động nhiều trẻ nhỏ mắc đái tháo đường: Mẹ đừng bỏ qua dấu hiệu và biến chứng của bệnh - Ảnh 3.

Các biến chứng bao gồm:

1. Bệnh tim và mạch máu. Bệnh tiểu đường làm gia tăng nguy cơ phát triển các bệnh như bệnh mạch vành với các dấu hiệu đau ngực, đau tim, đột quỵ, hẹp động mạch và cao huyết áp sau này.

2. Tổn thương thần kinh. Lượng đường dư thừa trong máu có thể làm tổn thương thành mạch máu nhỏ giúp nuôi dưỡng thần kinh, đặc biệt là ở chân. Điều này có thể gây ngứa ran, tê hoặc đau. Tổn thương dây thần kinh thường xảy ra trong 1 thời gian dài.

3. Thận hư. Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng rất nhiều mạch máu nhỏ lọc chất thải khỏi máu. Tổn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không thể hồi phục, có thể phải chạy thận hoặc ghép thận.

4. Hỏng thị lực. Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng các mạch máu ở võng mạc, có thể dẫn đến thị lực kém và thậm chí có thể gây mù. Bệnh tiểu đường cũng có thể dẫn đến đục thủy tinh thể và tăng nguy cơ nhãn áp cao hơn.

5. Gây các bệnh về da. Bệnh tiểu đường có thể khiến con bạn dễ mắc các vấn đề về da, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm nấm và ngứa.

6. Loãng xương. Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến tình trạng mật độ xương thấp hơn bình thường, làm tăng nguy cơ bị loãng xương khi trẻ lớn lên.

*Theo Mayoclinic

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại