Kế hoạch của ông Putin với Ukraine đã thất bại?

Thanh Bình |

Viết trên trang Fox News, chuyên gia chính trị người Mỹ Rebecca Grant mới đây đã liệt kê những lý do khiến động thái của Nga đối với Ukraine không phải là giải pháp tốt nhất.

Quan hệ giữa Nga và phương Tây leo thang căng thẳng gần đây do vấn đề Ukraine. (Ảnh: RIA)

Quan hệ giữa Nga và phương Tây leo thang căng thẳng gần đây do vấn đề Ukraine. (Ảnh: RIA)

Theo bà Grant, trong quyết định rút quân khỏi Afghanistan của Tổng thống Joe Biden, ông Putin đã nhìn thấy cơ hội tuyệt vời để đưa ra lập trường cứng rắn đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) với sự “giúp đỡ” của Ukraine.

Tuy nhiên, NATO không nhượng bộ trước những yêu cầu thái quá của ông Putin về việc bãi bỏ tư cách thành viên của các quốc gia gia nhập liên minh sau năm 1997, bao gồm Ba Lan, Lithuania, Latvia và những nước khác.

Về mặt lý thuyết, Tổng thống Putin chỉ còn một lựa chọn duy nhất “tuyên chiến”. Nhưng vì một số lý do, nó dường như rất kém hiệu quả.

Thứ nhất, “việc sáp nhập Crimea năm 2014 và xung đột bùng nổ ở Donbass đã không có kết quả”. Nếu kế hoạch của ông Putin là đưa Ukraine quay trở lại với Nga thì nó đã thất bại thảm hại. Ukraine ngày nay đang hướng về phương Tây.

Trong khi các cuộc giao tranh ở khu vực ly khai phía đông đã cướp đi sinh mạng của gần 14.000 người. Dưới thời Tổng thống Zelensky, Ukraine đang quyết tâm duy trì nền độc lập kéo dài 30 năm.

Thứ ba, Đại tướng Tod Wolters, Chỉ huy tối cao của các lực lượng đồng minh trong khối NATO cho rằng, Ukraine hoàn toàn có khả năng “ngăn chặn” quân Nga. Kể từ năm 2019, chiến lược quân sự của NATO đã giúp xây dựng các “vệ tinh” ở Baltic và Biển Đen, vì vậy liên minh này vẫn cảnh giác, đặc biệt là với cơ cấu chỉ huy đa quốc gia và các đội hỗ trợ sẵn sàng luân phiên tới Ukraine.

Ông nói thêm, quân đội Ukraine sẽ có thể chống lại người Nga - điều này sẽ không dễ dàng, nhưng ông Putin không thể có trong tay chiến thắng.Thứ hai, “Nga không thể kiểm soát vùng trời Ukraine và Biển Đen”. Đây là một yếu tố quan trọng nếu Moscow đang có kế hoạch lớn.

Theo truyền thông phương Tây, hiện có khoảng 100.000 quân Nga rải rác xung quanh biên giới Ukraine. Ông Putin chắc chắn muốn bắt đầu bằng một “hành động cứng rắn” vào Ukraine, như ông đã làm vào năm 2007 với Estonia và năm 2008 với Gruzia. Nhưng thời thế đã thay đổi NATO sẽ không để điều này xảy ra.

Thứ tư, Tổng thống Putin có thể làm cho NATO lớn mạnh hơn bằng chính đôi tay của mình. Một động thái liên quan đến việc Ukraine, Thụy Điển và Phần Lan (có biên giới với Nga dài khoảng 1.300 km) sẽ ngay lập tức gia nhập NATO. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, ông sẽ vui mừng chào đón các cường quốc phương Bắc. Và khi đó biên giới NATO sẽ kéo dài từ Biển Đen đến vòng Bắc Cực.

“Đưa quân đội Nga vào Ukraine là một ý tưởng hoang đường”, bà Grant nói.

Bà Grant cho rằng, bất kỳ cuộc xâm lược nào nữa vào Ukraine sẽ dẫn đến các lệnh trừng phạt mới. Một cuộc tấn công vào Ukraine sẽ khiến Nga bị tổn thương nặng nề.

Điều duy nhất ông Putin làm đúng là đảm bảo nền kinh tế Nga tăng trưởng 7% mỗi năm từ năm 1999 đến năm 2008. Nếu tấn công Ukraine, Nga sẽ trở thành người đứng đầu, trong đó có thể Trung Quốc và Belarus vẫn là những đối tác thương mại lớn duy nhất.

Hội đồng Đại Tây Dương nhận thấy, các lệnh trừng phạt được áp đặt kể từ khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 đã khiến Nga mất tới 1,5% tăng trưởng kinh tế mỗi năm. Trong khi đó, châu Âu sẽ phải chuyển hướng cung cấp năng lượng chứ không phải không có. Nhưng nỗi đau kinh tế cũng sẽ ảnh hưởng đến chính Nga, vì châu Âu mua hơn một nửa lượng dầu xuất khẩu của nước này.

Trong khi đó, về phía Ukraine, Tổng thống Vladimir Zelensky tuyên bố Kiev sẵn sàng thảo luận về khả năng chấm dứt cuộc xung đột ở Donbass tại cuộc họp sắp tới theo định dạng Normandy.

Định dạng Normandy (gồm Nga, Đức, Pháp và Ukraine) được thành lập vào năm 2014 nhằm mục đích tìm giải pháp cho cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine. Trước đó, ông Zelensky đã gặp cố vấn của các nhà lãnh đạo Pháp và Đức tại Kiev. Các bên đã nhất trí tiến hành các cuộc tiếp xúc, liên lạc chặt chẽ trong tương lai.

Tổng thống Ukraine nhấn mạnh, hiện là thời điểm cần thiết để tìm kiếm một giải pháp cho cuộc xung đột kéo dài ở Donbass.

“Đã đến lúc đàm phán cụ thể về việc chấm dứt xung đột. Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để đi đến một giải pháp cần thiết trong hội nghị thượng đỉnh mới của các nhà lãnh đạo của bốn quốc gia”, ông Zelensky tuyên bố.

Trong năm 2014 và 2015, Ukraine, Nga và tổ chức Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã ký Thỏa thuận Minsk nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Donbass. Tuy nhiên, Thỏa thuận Minsk đã thất bại trong việc ngăn chặn các cuộc giao tranh tại khu vực xung đột. Moscow cáo buộc Kiev từ chối thực hiện Thỏa thuận Minsk. Các nước tham gia đàm phán theo định dạng Normandy khẳng định Thỏa thuận Minsk vẫn là cơ sở cho một giải pháp khả thi tiến tới chấm dứt xung đột.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại