Huy động “ngân hàng máu sống” cứu người phụ nữ có nhóm máu siêu hiếm gặp

Phương Linh |

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đa chấn thương, mất máu nặng. Tuy nhiên, do bệnh nhân có nhóm máu hiếm nên các bác sĩ gặp khó khăn trong quá trình điều trị.

Mới đây, khoa Cấp cứu bệnh viện Đức Giang tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị N. (sinh năm 1959, ở Long Biên), được người nhà đưa vào với tình trạng sốc nặng: mạch nhanh nhỏ, huyết áp 80/50 mmHg, khó thở, nhịp thở trên 25lần/phút, sPO2 85%.

Ngay lập tức bệnh nhân được các bác sĩ tiến hành cấp cứu, thở oxy mask, đặt 3 đường truyền tĩnh mạch, giảm đau, băng cầm máu các vết thương.

Qua thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng tại giường (chụp XQ ngực, siêu âm tổng quát, huyết học). Bệnh nhân được chẩn đoán: đa chấn thương, sốc mất máu/ suy hô hấp tràn máu tràn khí màng phổi bên phải do vết thương thấu ngực/ nhóm máu O Rh(-).

Ngay sau khi thắm khám cho bệnh nhân, lãnh đạo bệnh viện tổ chức hội chẩn các chuyên khoa tại chỗ, xác định tình trạng bệnh nhân rất nặng, nhóm máu hiếm, tuy nhiên phải can thiệp mổ cấp cứu ngay mới có thể giữ được tính mạng người bệnh.

Huy động “ngân hàng máu sống” cứu người phụ nữ có nhóm máu siêu hiếm gặp - Ảnh 1.

Hình ảnh tổn thương trên phim của người bệnh.

Tuy nhiên, do người bệnh có nhóm máu hiếm gặp, nên bệnh viện phải huy động ngân hàng máu sống ngay tại viện, đồng thời xin trợ giúp từ viện Huyết học truyền máu trung ương để lấy máu.

BS Nguyễn Hoài Nam – Phó khoa Huyết học truyền máu (BV Đa khoa Đức Giang) cho biết, tỷ lệ người Việt Nam có nhóm máu Rh (-) chỉ chiếm 0,08% (rất hiếm), trong khi đó tình trạng bệnh nhân rất nguy kịch.

Để cứu được người bệnh trong tình trạng nguy kịch, bệnh viện phải huy động "ngân hàng máu sống", tức đối chiếu nhóm máu của toàn bộ nhân viên đã được xét nghiệm trước đó, đồng thời xin trợ giúp từ viện Huyết học truyền máu trung ương để lấy máu.

Sau nhiều giờ phẫu thuật, các chấn thương của người bệnh đã được xử lý và được thở máy tại phòng hồi sức Ngoại. Sau 2 ngày nhập viện, bệnh nhân được rút ống nội khí quản, tập thở phục hồi chức năng, toàn trạng bệnh nhân ổn định.

BS Nguyễn Sơn Hà - Phụ trách kíp cấp cứu cho biết, đối với người bị đa chấn thương, thời gian là vô cùng quý giá. Cụ thể trong trường hợp này bệnh nhân đa chấn thương/ sốc mất máu/ suy hô hấp cấp/ máu O Rh(-), thì người bệnh cần chẩn đoán xử trí mổ xẻ đúng, kịp thời, đồng thời phải huy động được những đơn vị máu hiếm thật sớm mới có thể cứu sống người bệnh.

Xem thêm:

Tại sao máu màu đỏ nhưng tĩnh mạch lại màu xanh

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại