Vì sao giáo dục phòng ngừa ung thư lại đang trở nên quan trọng?
Ước tính mỗi năm có khoảng 1,9 triệu người Mỹ được chẩn đoán mắc phải các căn bệnh ung thư khác nhau. Nghiên cứu này xem xét các yếu tố liên quan ở người trưởng thành (từ 18 - 44 tuổi) và nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm kết hợp các bằng chứng khoa học trước đây vào giáo dục sức khỏe cộng đồng trong việc phòng ngừa bệnh ung thư.
Các nhà khoa học xem xét nhiều nghiên cứu khác nhau liên quan đến các loại ung thư. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến sức khỏe hành vi, bệnh kinh niên, viêm nhiễm làm gia tăng nguy cơ ung thư cũng được đánh giá.
Đối tượng nghiên cứu tập trung vào người trẻ, các yếu tố rủi ro, nguy cơ mắc bệnh ung thư và các biện pháp phòng tránh được xem xét. Các yếu tố rủi ro có liên quan đến xã hội và hành vi ảnh hưởng lên sức khỏe cũng được đưa vào nghiên cứu.
Đồng thời, các chuyên gia khác cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc truyền bá thông tin phòng ngừa ung thư ở giới trẻ tại Mỹ. Nhiều người vẫn nghĩ ung thư xảy ra do tổng hợp nhiều yếu tố trong suốt cuộc đời.
Cuộc họp với sự có mặt của nhiều chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Claire D. Brindis, Viện Nghiên cứu Chính sách Sức Khỏe Philip R. Lee, Đại học California tại San Francisco, Mỹ cho biết: "Nếu hiểu rõ các yếu tố rủi ro ở độ tuổi trẻ, người trẻ có thể tránh được hậu quả lâu dài về sức khỏe trong tương lai".
Các vấn đề liên quan đến giáo dục phòng ngừa ung thư
Tác giả nghiên cứu Holman và các cộng sự đã trình bày các kết quả quan trọng tại cuộc họp với sự có mặt của 15 chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực từ Trung tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh (CDC) và Hiệp hội Quốc gia về Bệnh Mãn kinh (National Association of Chronic Disease).
Cuộc họp xoay quanh vấn đề phòng ngừa ung thư ở người trẻ. Ngoài ra, các hành vi và bệnh lý thường xảy ra ở những độ tuổi này và nguy cơ ung thư cũng được xem xét. Sau cùng, chiến lược giáo dục phòng ngừa ung thư được đưa ra bàn luận.
Các điểm chính trong cuộc họp này bao gồm:
- Chi phí điều trị bệnh ung thư vú do tiêu thụ đồ uống có cồn ở người trẻ ước tính khoảng 150 triệu đô la Mỹ.
- Các vấn đề ảnh hưởng lên sức khỏe tinh thần có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư. Trước đây, vấn đề này không được xem là yếu tố rủi ro.
- Việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, kết quả không được cải thiện đáng kể ở phụ nữ da màu. Các vấn đề xã hội liên quan như tư vấn bác sĩ, các thay đổi về chính sách bệnh viện, khám bệnh trong giai đoạn cho con bú, giáo dục trước khi sinh, các chương trình khuyến khích cho con bú bằng sữa mẹ cũng được đề cập.
Việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một trong những vấn đề được đem ra bàn luận
- Các hoạt động y tế cộng đồng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư được xem xét bao gồm:
+ Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo các chương trình giúp đỡ các bạn trẻ tuân thủ việc hạn chế tiêu thụ nhiều rượu bia.
+ Truyền đạt các nguy cơ ung thư thường gặp đến bạn trẻ.
+ Hạn chế quảng cáo các sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người trẻ.
+ Giáo dục về căn bệnh ung thư và sức khỏe chung cho cộng đồng.
+ Tuyên truyền phòng tránh các nguy cơ ung thư như là hút thuốc và uống rượu bia tại các địa điểm như quán bar, club.
+ Sử dụng các kênh truyền thông để đưa thông điệp đến nhiều tầng lớp khán giả.
Một vài bài báo cũng tổng hợp các yếu tố rủi ro mắc phải ung thư khác như là chủng tộc, sắc tộc, địa vị xã hội và các đặc điểm khác. Các chuyên gia muốn phát triển một mô hình logic nhằm áp dụng các bằng chứng khoa học để giáo dục lớp trẻ về các yếu tố rủi ro và biện pháp phòng ngừa ung thư.
Trước đây mô hình logic giúp phòng ngừa căn bệnh tiểu đường ở người trẻ đã rất thành công. Và các chuyên gia muốn áp dụng mô hình tương tự này để phòng ngừa bệnh ung thư.
Tiến sĩ Brindis cho biết: "Nguy cơ mắc phải ung thư ngày càng tăng tại Mỹ và trên thế giới. Do đó, truyền bá thông tin giáo dục phòng ngừa bệnh ung thư cho cộng đồng là rất quan trọng".
"Chúng ta cần tập trung vào các yếu rủi ro và yếu tố xã hội ảnh hưởng lên sức khỏe nói chung và nguy cơ mắc phải ung thư và các bệnh khác". Tiến sĩ Brindis nhấn mạnh.
*Theo Science Daily