Hay bị giật mình và có thêm 3 triệu chứng này, cẩn thận trái tim đang gặp nguy

PV |

Bệnh tim có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được phát hiện sớm nhưng các dấu hiệu cảnh báo bệnh không phải ai cũng tỏ tường.

Trong cuộc sống thường nhật, có không ít lần chúng ta bị giật mình vì một sự vật, sự việc nào đó. Thế nhưng, cũng có những người dễ bị giật mình hơn những người khác. Nhiều người cho rằng, những người hay bị giật mình là người bị bệnh tim hoặc yếu tim. Điều này liệu có đúng? Hãy cùng lắng nghe giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát Nguyễn Thị Hải Đan.

Bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát Nguyễn Thị Hải Đan giải đáp

Hay giật mình có phải bị bệnh tim hay yếu tim?

Theo bác sĩ Đan, thuật ngữ “yếu tim” là để chỉ những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch hoặc những người đã có bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, giãn tĩnh mạch, nhồi máu cơ tim,...

Còn về hiện tượng giật mình, bác sĩ Đan cho biết đó là một hình thức của stress. Stress là một phản ứng của cơ thể khi phải chịu áp lực, lo âu, hoảng sợ. Khi một người bị giật mình, hoảng loạn hay lo âu, cơ thể sẽ hình thành một quá trình để đáp ứng với các stress đó. Lúc này, cơ thể sẽ sản xuất hormone adrenaline và cortisol khiến tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng và lượng đường trong máu cũng tăng.

Khi tim đập nhanh hơn hoặc huyết áp tăng, tim sẽ phải co bóp mạnh hơn và thiếu máu nuôi, từ đó dễ dẫn tới tình trạng đau tim, đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim.

Bác sĩ Đan nhấn mạnh, giật mình là một phản ứng sinh lý rất bình thường của cơ thể và không phải là một triệu chứng đặc hiệu của bệnh lý tim mạch. Giật mình có thể là biểu hiện của tình trạng thiếu ngủ, lo âu. Tuy nhiên, nếu giật mình đi kèm với các triệu chứng khác như đau ngực, nặng ngực, khó thở thì rất có thể bạn đang mắc bệnh lý về tim mạch và cần đi khám.

Bác sĩ Đan khuyến cáo những người có nguy cơ cao với bệnh tim mạch hoặc đã, đang mắc bệnh tim mạch thì nên học cách thư giãn, hạn chế lo âu, stress. Đối với những người có người thân bị bệnh tim mạch cần hạn chế khiến cho họ bị giật mình quá nhiều.

Người bị yếu tim nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe?

Hay bị giật mình và có thêm 3 triệu chứng này, cẩn thận trái tim đang gặp nguy - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Những thực phẩm tốt cho tim mạch

Bác sĩ Đan cho rằng để bảo vệ sức khỏe tim mạch, mọi người nên có chế độ ăn uống lành mạnh; tập thể dục 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần.

Về thực phẩm, bác sĩ Đan khuyến khích mọi người ăn đa dạng các loại thực phẩm, ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ và chất béo lành mạnh, đồng thời hạn chế thực phẩm đã qua chế biến nhiều lần; ưu tiên chế biến thực phẩm theo cách luộc, hấp và ăn nhạt.

Mọi người có thể bổ sung socola đen vào chế độ ăn uống. Đây là loại thực phẩm giúp lưu thông mạch máu, giảm nguy cơ tích tụ huyết khối trong động mạch nếu ăn với lượng vừa phải.

Bác sĩ Đan lưu ý, những người mắc bệnh huyết áp hoặc mỡ máu cao nên kiểm soát tốt tình trạng bệnh lý của mình và đi khám định kỳ, thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn, sử dụng thuốc.

Bỏ thuốc lá là điều mà bác sĩ Đan nhấn mạnh mọi người cần thực hiện để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần giảm hút thuốc là có thể giảm được nguy cơ bệnh tim. Tuy nhiên, trên thực tế, đối với bệnh lý về tim mạch, hút thuốc lá ít hay nhiều không có sự khác biệt, chỉ khi ngừng hút hoàn toàn mới có những thay đổi rõ rệt.

Một điều thú vị nữa mà bác sĩ Đan khuyến cáo mọi người nên làm để bảo vệ trái tim đó là lựa chọn đúng bạn đời của mình. Một nghiên cứu trên 100 nam và nữ của Đại học Toronto (Canada) cho thấy những người kết hôn sau 3 năm sẽ có mức huyết áp tăng nhẹ. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy những người đã kết hôn và có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn so với những người không kết hôn.

Hay bị giật mình và có thêm 3 triệu chứng này, cẩn thận trái tim đang gặp nguy - Ảnh 4.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại