Hải quân Nga thua kém hải quân Mỹ ở điểm nào?

Anh Minh |

Báo chí quốc phòng Nga nói hải quân nước này thua sút hải quân Mỹ ở sức mạnh chiến đấu.

Theo một phân tích trên trang flot.com, một trang tin quân sự Nga, năng lực chiến đấu của hải quân nước này chỉ bằng 45% hải quân Mỹ, so với mức 47% trong năm 2017 và 52% trong năm 2014.

Tuy nhiên, điều chưa rõ là làm cách nào để phân tích này tính toán và đưa ra các con số trên, nhưng theo phân tích trên flot.com, có vẻ Mỹ vẫn vượt lên trong bảng xếp hạng thế giới bởi Mỹ có số lượng và kích cỡ tàu chiến vượt trội so với Nga.

Về mặt lý thuyết, 2018 là năm tốt của hải quân Nga bởi họ nhận tới 7 tàu mới, bao gồm khinh hạm đầy uy lực Đô đốc Gorshkov. Điều này được flot.com nói tới: “So với năm 2017 gần như thất bại, khi hải quân Nga chỉ nhận được 2 tàu chiến và một tàu phá băng, năm ngoái là năm năng suất của việc đóng mới tàu”, trang này viết.

Hải quân Nga thua kém hải quân Mỹ ở điểm nào? - Ảnh 1.

Một tàu tấn công đổ bộ của hải quân Nga

Vấn đề là ngoài tàu Đô đốc Gorshkov, các tàu đóng mới đều là loại tàu nhỏ, bao gồm một tàu hộ tống, một tàu tuần tra và một tàu pháo. “Có ai đó sẽ trông đợi rằng vị trí của Nga trên bảng xếp hạng sẽ được củng cố”, flot.com nói.

“Tuy nhiên, thay vào đó, kết quả là thấp hơn năm ngoái 2%. Việc này là do thực tế rằng hầu hết các tàu mới của hải quân Nga, trừ tàu Gorshkov, đều là các tàu tên lửa nhỏ, tàu ven biển.

Trong khi đó, công nghiệp đóng tàu Mỹ trong năm ngoái đã chuyển giao cho hải quân hai tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke và một đôi tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm lớp Virginia.

Trang llot.com không hy vọng tình hình sẽ cải thiện. “Bàn về triển vọng của hải quân Nga trong năm 2019, khó ai có thể hy vọng có thay đổi đáng kể: trong số các đơn đặt hàng lớn mà hải quân có thể nhận có khinh hạm Dự án 22350 thứ hai mang tên Đô đốc Kasatonov và con tàu ngầm đa nhiệm đầu tiên thuộc lớp tàu Dự án 885M Kazan hiện đại hóa.

Các tàu còn lại là tàu hộ tống, tàu tác chiến ven biển và tàu hỗ trợ”.

Trong khi đó, “các xưởng đóng tàu Mỹ hằng năm chuyển giao 2-3 khu trục hạm lớpArleigh Burke và cũng chừng đó tàu ngầm lớp Virginia," flot.com nói.

"Thêm vào đó, trong năm 2019, hải quân Mỹ đã đưa vào biên chế tàu khu trục thứ hai lớp Zumwalt mang tên Michael Monsour. Cũng đừng quên chương trình đóng tàu tác chiến ven biển (LCS) của Mỹ, đạt tốc độ chuyển giao ít nhất ba tàu /năm”.

Điều đáng nói là sự ganh đua của Nga và Mỹ, khi một bên nhìn thấy điều ngược lại trong mắt bên kia. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, cả Mỹ và Liên Xô đều chi rất nhiều tiền để có được các vũ khí tốt hơn trong niềm tin không lung lay rằng bên kia đang vượt lên trong cái gọi là “khoảng cách về tên lửa”.

Ngày nay, hải quân Mỹ cho rằng họ đang thiếu tàu để thực hiện các nhiệm vụ mà thực tế đặt ra, ví dụ chuẩn bị cho một cuộc chiến với Nga hay Trung Quốc.

Các đô đốc hải quân Mỹ lo ngại các tên lửa siêu thanh chống hạm của Nga và Trung Quốc. Nhưng đối với người Nga, họ lại ngồi ghen tị với 11 chiếc hàng không mẫu hạm của Mỹ.

Thực ra để nói bên nào thua kém bên nào, có lẽ chỉ là so sánh cơ học và luôn có nguy cơ phiến diện. Mục đích chính của trang bị trong một đội quân là đủ để đạt mục đích đề ra.

Việc đó còn tùy thuộc học thuyết quân sự, và mục tiêu cụ thể của mỗi đội quân, ở đây cụ thể là mục tiêu của hải quân là gì, phòng thủ bảo vệ hay muốn làm bá chủ, sen đầm của thế giới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại