Hạch cuống họng - thủ phạm gây nhiều rắc rối sức khỏe nhưng lại bị nhiều người bỏ qua

Hồng Quân |

Bạn có mơ hồ khi nghe tới cái tên hạch cuống họng hay không?

Khu vực này ít được mọi người chú ý đến nhưng lại là nguyên nhân của một vài tình trạng sức khỏe khá phổ biến.

Số liệu thống kê từ Hiệp hội Tai Mũi Họng Trung ương Hoa Kỳ cho biết, có tới 300.000 người ở độ tuổi 15 phẫu thuật cắt bỏ khu vực này hàng năm.

Dưới đây là một vài thông tin lý thú về bộ phận này mà có thể bạn chưa hề biết.

Hạch cuống họng - thủ phạm gây nhiều rắc rối sức khỏe nhưng lại bị nhiều người bỏ qua - Ảnh 1.

Hạch cuống họng là gì?

Theo tài liệu của Hội dược sĩ trung ương Hoa Kỳ, hạch cuống họng là một phần của hệ thống hạch bạch huyết trong cơ thể.

Khu vực này có tác dụng ngăn chặn và đẩy lùi vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể. Hạch cũng có tác dụng cảnh báo hệ miễn dịch sản sinh thêm kháng sinh để tiêu diệt những kẻ xâm nhập.

Tuy vậy, Monika Shirodkar, dược sĩ kiêm bác sĩ Tai Mũi Họng tại Trung tâm y khoa Jefferson Health (Mỹ) cho biết, nếu hoạt động quá mức, khu vực hạch cuống họng cũng có thể bị nhiễm trùng gây nên tình trạng sưng đau khó chịu.

Những nguyên nhân gây ra hiện tượng này thường là dị ứng, nhiễm khuẩn và virus. Khu vực hạch cuống họng gặp trục trặc sẽ gây nên một vài vấn đề sức khỏe sau:

Hạch cuống họng - thủ phạm gây nhiều rắc rối sức khỏe nhưng lại bị nhiều người bỏ qua - Ảnh 2.

Hạch cuống họng có thể gây ra hơi thở khó chịu

Theo số liệu thống kê từ tổ chức sức khỏe tại Mỹ, có tới một nửa dân số trên toàn thế giới hứng chịu tình trạng hôi miệng.

Trong khi 90% những trường hợp hôi miệng gây ra bởi vấn đề kém vệ sinh và rối loạn tuyến nước bọt, một phần nhỏ nguyên nhân nằm ở hạch cuống họng.

Theo Murray Grossan, chuyên gia y khoa đồng thời là nhà sáng lập tổ chức sức khỏe Grossan Sinus, tác giả cuốn sách The Whole Body Approach to Allergy and Sinus Health, hạch cuống họng được thiết kế để ngăn cản những thành phần không mong muốn xâm nhập xuống dạ dày bạn.

Khu vực này được thiết kế đặc biệt làm chúng có khả năng lưu trữ và giữ lại những thành phần như vi khuẩn, tế bào chết hoặc các niêm dịch.

Chính vì tích trữ nhiều loại chất thải không mong muốn, hạch bạch huyết dễ dàng sản sinh ra những mùi khó chịu cho khoang miệng của bạn. Jeffrey Gallups, chuyên gia y khoa tại tổ chức ENT cho biết, vệ sinh khoang miệng thường xuyên bằng cách chải răng và súc miệng với dung dịch khử trùng sẽ giúp loại bỏ những chất bị kẹt lại trong khu vực này và trả lại cho bạn hơi thở thơm mát tự nhiên.

Hạch cuống họng - thủ phạm gây nhiều rắc rối sức khỏe nhưng lại bị nhiều người bỏ qua - Ảnh 3.

Hạch cuống họng gây đau khi nuốt

Tình trạng vôi hóa sẽ tạo ra những mảng cứng xung quanh hạch cuống họng và gây nên đau đớn, khó chịu. Theo chuyên gia dinh dưỡng Clare McKindley tại Trung tâm y tế Ronald Reagan UCLA, California (Hoa Kỳ), khi bạn nhai và nuốt sẽ cảm giác có một thứ gì ở phần cổ họng ngăn chặn lại chúng.

Trong trường hợp nặng hơn, cảm giác khó chịu đi kèm với đau đớn sẽ khiến bạn không muốn ăn gì nữa.

Theo Mike Hoaglin, chuyên gia y khoa kiêm dược sĩ phụ trách Phòng khám đa khoa tại Bệnh viện Duke, bạn có thể loại bỏ khối vôi hóa này tại nhà nếu chúng còn nhỏ bằng việc súc miệng thường xuyên với nước muối.

Tuy nhiên, những khối vôi hóa lớn sẽ cần tới sự tham khảo của các chuyên gia Tai Mũi Họng để loại bỏ. Thông thường biện pháp triệt laser sẽ được áp dụng tùy vào tình trạng và mức độ vôi hóa. Quá trình diễn ra việc cắt sẽ bỏ đòi hỏi phải gây tê cục bộ.

Hạch cuống họng - thủ phạm gây nhiều rắc rối sức khỏe nhưng lại bị nhiều người bỏ qua - Ảnh 4.

Hạch cuống họng cũng là nguyên nhân của tình trạng ngáy ngủ

Những khối hạch sưng lớn có thể gây ra tình trạng ngáy vào ban đêm bằng cách gián đoạn luồng khí lưu thông giữa cơ thể và bên ngoài.

Solomon Evans, chuyên gia y khoa kiêm nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Bumrungrad International (Bangkok,Thái Lan) cho biết, trong khi gây nên khó chịu tới những người xung quanh, tình trạng này lại không có nguy hại nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn.

Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với bạn đó là cơ thể không nhận được đủ lượng oxy trong khi ngủ và dẫn đến thức giấc thường xuyên cũng như giấc ngủ không sâu.

Những khối hạch cuống họng sưng lớn là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này ở trẻ em. Nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến phần thạch này bị sưng to.

Trong trường hợp xấu nhất, các chuyên gia y khoa sẽ khuyến khích người bệnh cắt bỏ toàn bộ khu vực này.

Hạch cuống họng - thủ phạm gây nhiều rắc rối sức khỏe nhưng lại bị nhiều người bỏ qua - Ảnh 5.

Bạn có cần cắt bỏ hạch cuống họng hay không?

Trong quá khứ, số lượng những trường hợp cắt bỏ hạch cuống họng xảy ra tương đối lớn Tuy nhiên, trong những năm gần đây, con số này sụt giảm một cách đáng kể.

Debby Herbenick, nhà dược sĩ học kiêm tư vấn viên y khoa tại Đại học Indiana (Mỹ) cho biết, ngành y khoa phát triển đi kèm với những loại kháng sinh hữu hiệu là một trong những nguyên nhân chuyển nhiều người chọn giải pháp điều trị bằng thuốc hơn là cắt bỏ toàn bộ khu vực này.

Bạn nên tham khảo ý kiến các chuyên gia Tai Mũi Họng để lựa chọn phương án phù hợp nhất.

(Tổng hợp)


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại