Bài viết này đăng trên kênh Nhân dân – Lifetimes (TQ) cảnh báo những nguy cơ cao của căn bệnh nguy hiểm, mỗi người đều nên biết để phòng ngừa cẩn thận.
Bị đau dữ dội bất ngờ khi căn bệnh về động mạch chủ xuất hiện
Ông Lý, 58 tuổi, cảm thấy không thể chịu đựng được cơn đau lưng sau khi làm việc tan tầm, đi kèm với đó là triệu chứng đổ mồ hôi và cáu kỉnh. Gia đình vội vàng đưa ông đến Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hồ Nam Trung Quốc và được chẩn đoán là triệu chứng động mạch chủ bị bóc tách loại B.
Bác sĩ cho rằng, vào mùa thu đông, nhiệt độ đã giảm xuống thấp và bệnh nhân tăng huyết áp dễ bị dao động huyết áp, dẫn đến tổn thương thành mạch máu và tác động tới lưu lượng máu tạo thành hiện tượng động mạch chủ giáp tầng (là dạng động mạch chủ phân tầng, bóc tách ra thành 2 hoặc nhiều lớp).
Bệnh bóc tách động mạch chủ là gì?
Theo Giáo sư Lý Bình, giám đốc Trung tâm hình ảnh X quang và Khoa Can thiệp khối u mạch máu, cho biết động mạch chủ bao gồm ba lớp cấu trúc được gọi là nội mạc, trung mạc và ngoại mạc.
Bóc tách động mạch chủ là một căn bệnh rất nguy hiểm và có thể gây tử vong. Khi mắc bệnh, các lớp của động mạch chủ bệnh nhân bị tách rời nhau ra dẫn đến vỡ động mạch chủ và thiếu máu cục bộ.
Khái niệm về cái gọi là bóc tách động mạch chủ được gây ra bởi sự xé rách hoặc phân tách nội mạc động mạch chủ vì nhiều lý do khác nhau, và máu động mạch chảy qua khe vào giữa thành động mạch chủ, do đó tách thành động mạch chủ.
Bóc tách động mạch chủ cực kỳ nguy hiểm có tính phá hủy và được gọi là "căn bệnh thảm khốc" của động mạch chủ.
Hầu hết các trường hợp bị bóc tách động mạch chủ là do huyết áp cao và có thể chiếm hơn 70% trong các trường hợp bị bóc tách động mạch chủ.
Do ảnh hưởng lâu dài của việc tăng huyết áp, nó có thể gây ra phì đại tế bào cơ trơn động mạch chủ, biến dạng và hoại tử và dễ dàng rách để tạo thành một động mạch chủ có nhiều nhánh, và sau đó dưới tác động của huyết áp cao, gây ra áp lực lên thành mạch máu dẫn đến rạn nứt và bị vỡ.
Nguy cơ lớn nhất của các triệu chứng bóc tách động mạch chủ chính là sự tử vong đột ngột. Nếu đó là một cuộc tấn công cấp tính không được hỗ trợ y tế kịp thời, thì có tỷ lệ tử vong rất cao trong vòng 48 giờ, do đó, nó còn được gọi là căn bệnh"quả bom không hẹn giờ", có thể đe dọa đến tính mạng bất cứ lúc nào do vỡ mạch máu.
Bệnh nhân bị vỡ hoặc bóc tách động mạch chủ nói chung thông thường sau khi được đưa đến bệnh viện có tỷ lệ tử vong là 50% trong vòng 48 giờ, tăng 1% tỷ lệ tử vong mỗi giờ và tỷ lệ tử vong từ 65% đến 75% trong vòng hai tuần.
Trong đa số các trường hợp, bóc tách động mạch chủ xuất hiện rất đột ngột và đi kèm các triệu chứng cụ thể:
Cơn đau dữ dội ở dưới xương ức; Cơn đau lan đến vai, cổ, cánh tay, hai bả vai hoặc trên lưng; Thở gấp và khó thở khi nằm thẳng; Vã mồ hôi; Lú lẫn; Ngất xỉu hoặc chóng mặt; Buồn nôn; Chênh lệch huyết áp ở 2 cánh tay...
Làm thế nào để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này?
Giáo sư Lý Bình nói rằng, điều đầu tiên là kiểm soát huyết áp và kiên trì sử dụng thuốc đều đặn, chế độ ăn uống và tập thể dục cần phải phù hợp và đúng cách để kiểm soát huyết áp cao.
Ngừng hút thuốc và hạn chế tối đa việc uống rượu, hạn chế lượng muối và thường xuyên ăn chế độ ăn có chứa ngũ cốc, trái cây và rau quả.
Giáo sư Lý Bình nhắc nhở rằng, nếu bạn thấy mình hoặc người khác bị đau đột ngột, dữ dội, có cảm giác giống như vết rách ngực hoặc các triệu chứng nghi ngờ hiện tượng bị bóc tách động mạch chủ xảy ra thì bạn nên giữ bình tĩnh, gọi đường dây cấp cứu khẩn cấp, dùng thuốc hạ huyết áp để kiểm soát huyết áp.
Nằm xuống thẳng người để nghỉ ngơi, tránh áo lực mạnh hoặc làm việc gì đó phải dùng lực, cản trở hơi thở và các hành động khác, chờ bác sĩ cấp cứu đến cứu.
*Theo Health/People