Trong khi đó, những người cảm thấy mình làm việc quá tải hoặc ít được giao việc có nguy cơ mắc bệnh nói trên tới 18%.
Kết luận được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv (Israel) theo dõi hơn 5.800 người đi khám sức khỏe định kỳ.
Khi khám sức khỏe lần đầu, tất cả những người tham gia đều khỏe mạnh và không có dấu hiệu tiểu đường.
Sau 41 tháng théo dõi, giới nghiên cứu phát hiện 182 trong số người tham gia bị tiểu đường típ 2.
So sánh tình trạng tiểu đường của nhóm này và điều kiện làm việc của họ, tiến sĩ Sharon Toker, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, phát hiện có những đồng nghiệp sẵn sàng hỗ trợ mang lại ảnh hưởng tích cực rất lớn.
Bà Toker còn phát hiện những nhân viên ngày càng làm nhiều giờ và những người lúc nào cũng thấy không đủ việc để làm có nguy cơ mắc tiểu đường típ 2 cao.
Tuy nhiên, bà Toker lưu ý việc cắt giảm công việc quá tải không phải là giải pháp cần thiết vì con người cần có cảm giác được thách thức mới cảm nhận được niềm vui của công việc.
Bà Toker cho rằng cách tốt nhất để các ông chủ bảo đảm nhân viên của mình được bảo vệ khỏi bệnh tiểu đường là làm cho họ nhận được sự hỗ trợ và cảm thấy được đánh giá cao trong công việc.