Hãy đứng trước gương và hình nhìn hình ảnh mình trong đó, bạn thấy gì nào?
1. Khi vòng eo quá bự
Lớp mỡ ở phần eo của bạn cũng không phải là điều tốt cho sức khỏe. Những người có cân nặng trung bình nhưng lại có bụng béo quá mức sẽ có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao hơn so với những người béo. Thủ phạm là do lớp mỡ nằm ở bên trong bụng và có ảnh hưởng tới các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Chất béo ở bụng, có thể di chuyển rất nhanh tới gan hoặc theo đường máu chạy tới các thành động mạch.
Béo bụng là một lời cảnh báo về hội chứng trao đổi chất và có liên quan tới các bệnh tim mạch, động mạch và tiểu đường .
Các bác sĩ đã xác nhận hội chứng trao đổi chất sẽ có ba trong số bốn dấu hiệu sau: béo phì, vòng eo quá béo, huyết áp cao, cholesterol cao và lượng đường trong máu cao. Khi bạn bị hội chứng trao đổi chất, bạn rất dễ mắc bệnh tiểu đường, đó là lý do tại sao các bác sĩ khuyên bạn nên kiểm tra bệnh tiểu đường thường xuyên và nên có lối sống lành mạnh.
2. Mông nở với dáng hình quả lê
Dù hình dáng này theo truyền thống được coi là khỏe mạnh hơn hình dáng “quả táo”, nhưng theo các chuyên gia sức khỏe thì ngay cả khi bạn có vóc dáng hình quả lê thì cũng có vấn đề.
Những phụ nữ có mông nở với dáng hình quả lê có tỉ lệ mắc bệnh loãng xương cao hơi, bởi trọng lượng cơ thể bị kéo xuống. Ngoài ra, chất béo ở mông cũng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch nên những người này có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn những nhóm người khác.
3. Bạn có đôi “chân gà”
Chân, tay quá gầy không phải là điều đáng lo ngại, với nhiều người, đơn giản đó chỉ là do di truyền. Nhưng chân, tay quá gầy cũng có thể là biểu hiện của cơ bắp yếu, mà cơ bắp yếu lại dẫn đến nguy cơ cao về bệnh tim mạch và nhiều bệnh lý khác.
Thực tế, có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơ bắp có liên quan trực tiếp tới tình trạng sức khỏe và tuổi thọ của mỗi người. Khi chúng ta già, các cơ bắp của ta sẽ trở nên yếu dần. Tỉ lệ yếu đi của cơ bắp là 1% mỗi năm khi chúng ta đang ở tuổi vị thành niên, và tăng lên 8% mỗi năm khi chúng ta 40 tuổi, càng già tỉ lệ đó càng cao.
4. Bạn có mắt cá chân dày hoặc bàn chân dày
Nếu sinh ra bạn đã có mắt cá chân dày, thì có thể đó là do di truyền. Nhưng nếu trong vài tháng hoặc vài tuần trở lại đây, mắt cá chân bạn dày lên, thì có thể đó là dấu hiệu của chứng phù chân hoặc chứng giữ nước.
Rất nhiều phụ nữ có triệu chứng giữ nước khi “đèn đỏ”, một số người cũng có triệu chứng giữ nước khi ăn quá nhiều muối.
Rất nhiều người bị sưng mắt cá hoặc bàn chân khi họ chạy nhanh. Chứng giữ nước cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim hoặc thận, bởi dấu hiệu này cho thấy tim và thận đã làm việc kém hiệu quả để lưu thông máu, chất lỏng đến toàn cơ thể và thải độc tố ra ngoài.
5. Vòng cổ bạn quá lớn
Kích thước vòng cổ của bạn có nói được điều gì về sức khỏe của bạn không? Tất nhiên là có. Theo các chuyên gia sức khỏe, chu vi vòng cổ của bạn có thể cho biết rất nhiều về tình trạng sức khỏe của bạn, cũng giống như chỉ số khối cơ thể BMI.
Một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Pediatrics cho rằng chu vi vòng cổ có thể được dùng thay thế cho chỉ số BMI để chẩn đoán về bệnh béo phì. Những người có vòng cổ to đồng nghĩa với việc có nguy cơ béo phì, thừa cân.