Giáo sư Nguỵ Liên Ba chỉ ra 9 dấu hiệu sớm của bệnh thận ai cũng cần biết

Hương Nguyễn |

Khi đi tiểu nếu xuất hiện nhiều bọt mà lâu tan nên kiểm tra đạm trong nước tiểu xem có phải là do bệnh thận mãn tính gây ra không.

Qua thống kế cho thấy, hiện nay tỉ lệ mắc bệnh thận mãn tính trên thế giới ngày càng tăng cao. Trong đó, tỉ lệ mắc bệnh thận mãn tính ở Trung Quốc là 10.8%. Điều đó có nghĩa là cứ 10 người thì có 1 người mắc bệnh thận mãn tính, nhưng đáng tiếc là tỉ lệ hiểu biết về bệnh thận mãn tính ở người trưởng thành chỉ là 12.5%. 

Không ít người bệnh đến khi bị suy thận cấp, ure huyết thì mới đến bệnh viện thăm khám nên đã đem lại gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội. 

Giáo sư Ngụy Liên Ba - Trưởng khoa thận, Bệnh viện đông tây y, Trường đại học y Nam Phương, Lãnh đạo trung tâm nghiên cứu bệnh thận, Cục quản lý y học cổ truyền Trung Quốc cho biết, khi đi tiểu nếu xuất hiện nhiều bọt mà lâu tan thì nên cảnh giác và đi kiểm tra đạm trong nước tiểu xem có phải là do bệnh thận mãn tính gây ra không.

Trung Quốc hiện có khoảng 130 nghìn người mắc bệnh thận mãn tính

Hiện Trung quốc có 130 nghìn người mắc bệnh thận mãn tính, nếu không nhận được sự điều trị kịp thời hoặc kiên trì theo dõi và điều trị thì sẽ khó tránh khỏi suy giảm chức năng thận, mà chức năng thận suy giảm đến mức độ nhất định sẽ phát triển thành ure huyết, đến lúc đó chỉ có thể lọc máu và thay thận thì mới có thể kéo dài sự sống. 

Giáo sư Ngụy Liên Ba nói, sở dĩ tỉ lệ mắc bệnh thận mãn tính cao như vậy chủ yếu do nhóm người mắc bệnh tiểu đường, mắc bệnh huyết áp cao, mắc bệnh về chuyển hóa (béo phì, lipit máu, axit uric trong máu cao) sử dụng thuốc có độc tính đối với thận trong thời gian dài, những người trong gia đình có người mắc bệnh thận đều có nguy cơ mắc bệnh thận. 

Ngoài ra thói quen sinh hoạt không tốt cũng sẽ dẫn đến bệnh thận mãn tính ví dụ như ăn quá mặn, hằng ngày uống nước quá ít, uống nhiều rượu bia..

Ở Quảng Đông tỉ lệ mắc bệnh thận cao nhất trên cả nước, nguyên nhân chủ yếu là do người Quảng đông thích uống canh hầm thuốc bắc, ăn hải sản, uống trà lạnh trong thời gian dài, môi trường địa lý ẩm nóng thời gian dài là những nguyên nhân khiến thận phải hoạt động quá tải.

Tỉ lệ hiểu biết chỉ có 12.5%

Ông Vương hơn 40 tuổi người Quảng Châu, mấy năm trước trong một lần kiểm tra sức khỏe định kỳ cho kết quả đạm niệu dương tính, nhưng thấy cơ thể không có gì bất thường nên lần đó ông cũng không đi kiểm tra lại, nhưng không lâu sau đó đột nhiên bị xuất huyết tiêu hóa. Sau khi đến bệnh viện kiểm tra được chẩn đoán là ure huyết.

Giáo sư Ngụy nói, bệnh thận còn được gọi là "sát thủ dấu mặt", qua điều tra bệnh học cho thấy tỉ lệ hiểu biết về bệnh thận mãn tính ở người trưởng thành ở Trung quốc chỉ là 12.5%.

Không ít người bệnh không có bất kỳ biểu hiện nào ở giai đoạn đầu hoặc chỉ là mắt cá chân sưng cho dù bị phù, bị tiểu ra máu cũng thường tự mất đi trong một tuần hoặc vài ngày nên người bệnh cũng không để ý đến khi nhập viện thì bệnh đã trở nặng.

Giáo sư Nguỵ Liên Ba chỉ ra 9 dấu hiệu sớm của bệnh thận ai cũng cần biết - Ảnh 1.

Hiểu nhầm về chẩn đoán bệnh thận, chức năng lọc cầu thận cao một chút là vấn đề lớn

Được biết, kiểm tra chức năng thận thông thường là kiểm tra chỉ số chức năng lọc cầu thận, mức độ cho phép là 44- 133umol/L. Khi kết quả kiểm tra của người bệnh là khoảng 150umol/L, rất nhiều người cảm thấy hơi cao một chút không sao. Nhưng họ căn bản không biết tính nguy hiểm trong đó.

Giáo sư Ngụy Liên Ba đã làm một so sánh đơn giản: Con người có hai quả thận, chúng ta tạm thời hiểu một quả thận có chức năng tốt là 50%, hai quả thận sẽ là 100%.

Nhưng chức năng thận của con người có tiềm lực bù đắp rất lớn. Một người chỉ cần một quả thận khỏe mạnh, kiểm tra chức năng thận qua máu thì có thể là bình thường, vẫn hoàn thành chức năng hoạt động với cơ thể. 

Nói cách khác, khi chúng ta xét nghiệm máu phát hiện chức năng thận có vấn đề, cho dù là sự bất thường cực kỳ nhỏ thì sự tổn thương của chức năng thận đã vượt quá 50%. Điều đó có nghĩa là trong hai quả thân đã bị hỏng một quả. Cho nên chức năng lọc cầu thận cao một chút xíu cũng không phải là chuyện nhỏ.

Giáo sư Ngụy Liên Ba giới thiệu, ở nước ngoài kiểm tra chức năng thận có bất thường hay không thông thường là kiểm tra chức năng lọc của cầu thận (GFR), ở người bình thường là trong khoảng 80-120ml/min. 

Tuy nhiên, nếu thấp hơn 60ml/min, bất luận là có biểu hiện gì hay không cũng nên đi khám bệnh thận mãn tính.

Không nên chỉ sử dụng một cách điều trị, kết hợp dùng thuốc hiệu quả sẽ càng tốt hơn

Giáo sư Nguỵ Liên Ba chỉ ra 9 dấu hiệu sớm của bệnh thận ai cũng cần biết - Ảnh 2.

Hiện nay đối với bệnh thận mãn tính, cách điều trị trong tây y chủ yếu là điều trị nội tiết tố

Hiện nay đối với bệnh thận mãn tính, cách điều trị trong tây y chủ yếu là điều trị nội tiết tố. Nhưng nếu chỉ đơn thuần điều trị nội tiết tố thì dễ mắc các bệnh như hội chứng Cushing, bệnh loãng xương, chứng hoại tử chỏm xương đùi, cao huyết áp, tiểu đường, viêm loét dạ dày có những nội tiết tố chây ì thậm chí là không có hiệu quả. 

Nhưng nếu kết hợp đông tây y việc điều trị sẽ có hiệu quả tốt hơn, ít tác dụng phụ. Theo thống kê, sau khi dùng thuốc tây y không có hiệu quả chuyển sang dùng Đông y, khoảng 40% người bệnh có thể hồi phục hiệu quả điều trị mà đông y còn giúp cho 60% tác dụng phụ của tây y giảm xuống thấp còn 20%.

Giáo sư Ngụy nói, các cách điều trị trong đông y cổ truyền như uống thuốc, ngâm thuốc, vật lý trị liệu, điếu ngải, bấm huyệt tai đều có thể giảm tác dụng phụ của nội tiết tố, nâng cao hiệu quả điều trị, giảm tái phát. 

Ngoài ra cần đặc biệt lưu ý thời gian điều trị bệnh thận mãn tính dài, ví dụ như viêm thận mãn tính thời gian điều trị tốt nhất là từ 2-3 năm. Hơn nữa, những nguyên do khách quan dễ tái phát như cảm mạo hoặc mệt mỏi do đó nên kiểm tra định kỳ, kiên trì dùng thuốc.

Giáo sư Nguỵ Liên Ba chỉ ra 9 dấu hiệu sớm của bệnh thận ai cũng cần biết - Ảnh 3.

Giáo sư Ngụy Liên Ba - Trưởng khoa thận, Bệnh viện đông tây y, Trường đại học y Nam Phương, Lãnh đạo trung tâm nghiên cứu bệnh thận, Cục quản lý y học cổ truyền Trung Quốc.

Phòng tránh: Ăn uống hợp lý, phòng và bảo vệ sức khỏe sẽ không bị bệnh

Mệt mỏi quá độ lâu ngày hoặc bồn chồn lo lắng đều sẽ dẫn đến mắc bệnh hoặc làm bệnh trở nặng. Do đó giáo sư Ngụy đưa ra lời khuyên, nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất định phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức đêm, không nên tiêu hao thể lực quá sức

 Ăn uống thanh đạm: phòng tránh bệnh thận tốt nhất nên ăn uống thanh đạm, ít muối, ít dầu mỡ, thức ăn nhiều đạm nếu ăn quá nhiều sẽ khiến cho thận phải hoạt động quá tải lúc đó sẽ dễ mắc bệnh hoặc khiến bệnh trở nặng

Phòng tránh cảm mạo: cảm mạo hay viêm đường hô hấp trên phần lớn là do nhiễm virut nếu không điều trị kịp thời sẽ bị viêm cầu thận dẫn đến mắc bệnh thận mãn tính. Ngoài ra truyền nhiễm là một nhân tố quan trọng của việc gây ra hoặc làm bệnh thận nặng thêm. Vì vậy ngoài việc phòng tránh các bệnh về cảm mạo ra người bệnh nên tránh mắc các loại truyền nhiễm.

Uống nhiều nước, không nhịn tiểu: một số người khi đi làm hoặc bận làm việc nên thường xuyên uống ít nước hoặc nhịn tiểu đây là thói quen rất xấu. Con người thông qua uống nước để chuyển hóa thành nước tiểu đào thải các chất cặn bã hoặc độc tố ra ngoài cơ thể, uống ít nước sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa này thậm trí còn dẫn đến bị sỏi thận.

Giáo sư Nguỵ Liên Ba chỉ ra 9 dấu hiệu sớm của bệnh thận ai cũng cần biết - Ảnh 4.

Nhịn tiểu lâu ngày sẽ dẫn đến suy thận

Nếu nhịn tiểu lâu ngày sẽ dẫn đến vô niệu thậm trí ảnh hưởng đến sức khỏe của thận dẫn đến suy thận.

*Theo Shen

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại