Ảnh minh họa.
Gan tổn thương nghiêm trọng vì làm điều này 3-4 lần/tuần
Ông Chu Vinh (52 tuổi, sống ở Hàng Châu, Trung Quốc) bị ho hơn nửa tháng và kèm theo các triệu chứng như đau bụng, sốt dai dẳng. Ban đầu ông Chu tưởng mình bị cúm nên đã tự mua thuốc hạ sốt và kháng sinh về điều trị nhưng triệu chứng bệnh không thuyên giảm.
Thấy bệnh không thuyên giảm nên ông Chu đã đến Bệnh viện trực thuộc số 1 trực thuộc Đại học Chiết Giang, Trung Quốc để thăm khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ điều trị Dương Phong Linh, làm việc tại khoa truyền nhiễm của bệnh viện cho biết bệnh nhân có chỉ số bạch cầu ái toan tăng cao, gan chi chít các đốm trắng. Bác sĩ bước đầu chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng
Bệnh nhân được chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ Dương phát hiện ông Chu bị nhiễm 3 loại ký sinh trùng cùng lúc và chúng đã gây tổn thương gan nghiêm trọng.
Bác sĩ Dương Phong Linh cho biết, 3 loại ký sinh trùng này không chỉ gây hại cho gan mà còn có nguy cơ xâm nhập vào nhiều cơ quan khác trên cơ thể như não, tủy sống, ruột, dạ dày và có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn không thể phục hồi nếu không điều trị kịp thời.
Khi khai thác tiền sử bệnh, bác sĩ cũng phát hiện ông Chu thích ăn các loại thủy hải sản sống, như gỏi tôm, gỏi cá, cua ngâm tương, nghêu, ốc hấp chín tới,... và ăn 3 - 4 lần một tuần. Bác sĩ Dương Phong Linh cho biết đây là nguyên nhân khiến ông Chu nhiễm 3 loại ký sinh trùng cùng lúc. Các loại thủy hải sản sống, chưa được nấu chín kỹ có thể chứa nhiều mầm bệnh khác nhau chẳng hạn như ký sinh trùng, sán, có thể gây hại cho sức khỏe của con người.
Bác sĩ Dương giải thích: “Các loại thủy hải sản sống hoặc chưa nấu chín như cua, tôm, ốc có thể chứa nhiều mầm bệnh khác nhau như vi khuẩn tả, sán lá phổi, sán lá gan và các loại ký sinh trùng. Nếu các loại thực phẩm này không được nấu chín kỹ, mầm bệnh sẽ theo thực phẩm tiến vào cơ thể con người gây ngộ độc, có thể gây tổn thương đa cơ quan cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta”.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể nhiễm ký sinh trùng
Bác sĩ Dương cho biết, khi cơ thể nhiễm ký sinh trùng, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:
- Đau, chướng bụng;
- Nôn mửa;
- Tiêu chảy;
- Giảm cân bất thường;
- Ngứa hậu môn;
- Mệt mỏi;
- Sốt không rõ nguyên nhân kéo dài.
Nếu không được điều trị kịp thời người bệnh có nguy cơ gặp phải các biến chứng như viêm màng não, viêm phổi, tắc ruột, tắc ông mật, tổn thương gan,... tùy theo loại ký sinh trùng mà họ mắc phải. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu cảnh báo từ sớm, đi khám và điều trị kịp thời đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe của người bệnh.
Thói quen giúp phòng tránh nhiễm ký sinh trùng
Để phòng ngừa nhiễm phải ký sinh trùng, bác sĩ Dương khuyến cáo mọi người nên thực hiện những thói quen sau:
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt là trước khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Thực hiện ăn chín uống sôi, tránh ăn đồ tươi sống hoặc chưa được nấu chín kỹ.
- Chỉ uống nước máy đã được đun sôi hoặc nước đóng chai có tem mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Lựa chọn mua thực phẩm ở những cơ sở uy tín, được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Khi chế biến thực phẩm, nên tuân thủ 4 nguyên tắc: chọn nguyên liệu an toàn, đảm bảo tay và dụng cụ chế biến thức ăn sạch sẽ, tách riêng dụng cụ dùng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín, nấu chín kỹ thực phẩm.