Theo bác sĩ Đồ Hồng Hiên – chuyên gia dịch tễ học của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, từ 22/1/2020 Tổ chức Y tế thế giới đã đánh giá nguy cơ của dịch corona ở mức rất cao tại Trung Quốc đánh còn ở khu vực khác có ca bệnh nhiễm là mức độ cao.
So với các dịch trước đây, chủng nCoV còn nhiều điều chúng ta chưa biết rõ và cần theo dõi diễn biến thêm. nCoV gây bệnh phần lớn là bệnh nhẹ, những người bị bệnh nền, bệnh mãn tính biểu hiện bệnh nặng hơn có thể gây tử vong.
Đến nay, nguồn gốc của bệnh, lây lan như thế nào, sao có người mắc nặng, người mắc nhẹ vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu chưa thể đưa ra nhận định.
PGS Trần Đắc Phu
Tuy nhiên, so với SARS năm 2003 là 10% còn nCoV là 2 – 3 %, tỷ lệ này có thể thay đổi theo thời gian.
PGS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng, hiện nay dịch ở Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát. Trong lúc này cần thực hiện khử khuẩn, phòng bệnh trong trường học để giảm tình trạng lây lan.
Người dân nên chủ động tự cách ly cho mình. Khi có triệu chứng sốt, ho cần tới cơ sở y tế kiểm tra. Những người đi từ vùng dịch về cần tự cách ly mình như hạn chế đi lại, tiếp xúc xa với người thân và những trường hợp này được khuyến cáo cách ly tại nhà.
Hãy thực hiện vệ sinh cá nhân, hạn chế tới nơi đông người, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng biện pháp dinh dưỡng.
Ăn gì để tăng sức đề kháng
Hiện tại việc quan trọng của chúng ta cần làm là từng cá nhân chăm sóc sức khỏe cho chính mình, bằng cách tăng cường hệ miễn dịch. Miễn dịch càng cao chúng ta chống lại bệnh tật và các loại virus càng hiệu quả.
Trong quá khứ, chúng ta đã vượt qua nhiều mùa dịch và mỗi cá nhân tự xây dựng hàng rào bảo vệ mình nếu biết cách tăng cường cho hệ miễn dịch của cơ thể.
Giữa mùa dịch, chuyên gia khuyến cáo nên ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin A
Theo TS Từ Ngữ - Tổng thư ký hội Dinh dưỡng Việt Nam, giữa mùa dịch Corona, để phòng bệnh thì cách tốt nhất ngoài dự phòng cách ly virus thì mỗi người tăng sức đề kháng cho chính mình. Mọi người cần ăn đủ calo ( ăn no ) - đủ đạm ( 1g Protein/1kg thể trọng khoảng 100g thịt cá/ ngày ) - tăng cường vi chất bằng các rau quả có tính kháng khuẩn như: hẹ, kinh giới, húng quế, rau rền, diếp cá, cải bắp , các loại rau thơm khác... tỏi, ớt...
TS BS Nguyễn Trọng Hưng – Viện Dinh Dưỡng Quốc gia khuyến cáo để tăng sức đề kháng, mọi người cần ăn đa dạng thực phẩm, ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C.
TS Hưng cho biết vitamin A là 1 loại vitamin tan trong dầu, chúng có vai trò rất quan trọng với cơ thể. Đặc biệt là trẻ em, vitamin A có tác dụng bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh khô mắt, đảm bảo sự phát triển bình thường của bộ xương, răng, bảo vệ niêm mạc và da, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Chính vì vậy, nên chú ý đến các thực phẩm giàu vitamin A, nhất là giai đoạn dịch này.
Vậy vitamin A có từ đâu, theo bác sĩ Hưng chúng có từ 2 nguồn: động vật (gan, thịt, sữa, trứng,..) và thực vật (rau, củ, quả có màu xanh thẫm, màu vàng, màu đỏ,...). Khi chế biến món ăn nên thay đổi và ưu tiên các nhóm thực phẩm trên để bé có thể nhận được đầy đủ giá trị dinh dưỡng cho từng độ tuổi, trong đó có vitamin A.
Tuy nhiên, để tránh nguy cơ thừa vitamin A, chúng ta không nên cho ăn các thực phẩm giàu vitamin A kể trên liên tục và kéo dài